Xuất Khẩu Cà Phê Việt Nam Sang Eu

Xuất Khẩu Cà Phê Việt Nam Sang Eu

Quy định xuất khẩu cà phê sang EU là điều mà các doanh nghiệp quan tâm. EU là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất nước ta, chiếm hơn 40% xuất khẩu toàn ngành. Để thành công, các doanh nghiệp cần nắm rõ những quy định, tiêu chuẩn của thị trường này về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và dư lượng thuốc bảo vệ có trong cà phê.

Quy định xuất khẩu cà phê sang EU là điều mà các doanh nghiệp quan tâm. EU là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất nước ta, chiếm hơn 40% xuất khẩu toàn ngành. Để thành công, các doanh nghiệp cần nắm rõ những quy định, tiêu chuẩn của thị trường này về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và dư lượng thuốc bảo vệ có trong cà phê.

Các quy định xuất khẩu cà phê sang EU

Quy định của EU về nhập khẩu cà phê rất nghiêm ngặt. Để xuất khẩu thành công, các doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định dưới đây:

Xây dựng vùng trồng cà phê đảm bảo chất lượng xuất khẩu

Cần phải xây dựng vùng nguyên liệu cà phê đạt chuẩn nhằm đảm bảo yêu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Có kế hoạch tái canh với các vườn cà phê già cỗi, năng suất thấp để nâng cao sản lượng thu hoạch. Nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu bằng cách áp dụng quy trình hái chín, chọn lọc và sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu.

Các vùng trồng cần có kế hoạch sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo yêu cầu của các nước nhập khẩu. Quá trình canh tác cần tuân theo các tiêu chuẩn của chứng nhận VietGAP, 4C, Rainforest Alliance, Organic, UTZ (Quy trình sản xuất cà phê bền vững) để tạo ra sản phẩm cà phê sạch chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Đồng thời, đầu tư kết cấu hạ tầng, hình thành vùng sản xuất nguyên liệu cà phê quy mô hàng hóa tập trung, hiện đại. Đầu tư các hạng mục công trình nhà kho kết hợp trưng bày sản phẩm. Giữa các vùng trồng cần có sự liên kết bền vững với doanh nghiệp chế biến xuất khẩu.

Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê của Việt Nam

Việt Nam là nước có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất cà phê. Năng suất và sản lượng liên tục được cải thiện để đáp ứng được những quy định nghiêm ngặt của các nước trong EU. Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới, chiếm 8,3% thị phần xuất khẩu cà phê toàn cầu, chỉ sau Brazil.

Hiệp định EVFTA tạo cơ hội to lớn cho xuất khẩu cà phê Việt Nam. Theo hiệp định, thuế quan xuất khẩu cà phê sang EU là 0%. Điều này tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn cho ngành cà phê Việt với các đối thủ khác tại thị trường EU.

Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 trên thế giới nhưng mặt hàng xuất khẩu này vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn.

Đẩy mạnh năng lực chế biến, nâng cao giá trị xuất khẩu

Các sản phẩm chế biến sâu như: cà phê hòa tan, cà phê rang xay, cà phê bột, cà phê đóng lon… chính là chìa khóa nâng cao giá trị xuất khẩu cho cà phê Việt Nam, đồng thời tạo dựng thương hiệu cà phê Việt trên thị trường quốc tế. Vì vậy, thay cho xuất khẩu ồ ạt cà phê nhân, doanh nghiệp nên có sự dịch chuyển sang chế biến sâu, sản xuất ra những sản phẩm tinh chế, có giá trị thương mại cao.

Các doanh nghiệp cần nghiên cứu nhu cầu thị trường, đồng thời đầu tư dây chuyền công nghệ tiên tiến để nâng cao năng lực sản xuất. Áp dụng các tiêu chuẩn toàn cầu trong quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm như: BRC, ISO 22000… góp phần nâng giá trị chuyên sâu cho sản phẩm cà phê của Việt Nam.

Nhà nước cũng cần có chính sách đầu tư, hỗ trợ khuyến khích doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động chế biến sâu.

EU là thị trường đầy tiềm năng, nhưng cũng rất cạnh tranh. Các tiêu chuẩn xuất khẩu cà phê sang Châu Âu yêu cầu doanh nghiệp cần đáp ứng. Việc nắm vững và tuân thủ các quy định này là cơ hội để mở rộng thị trường cho ngành cà phê Việt Nam. QCERT là tổ chức chứng nhận nông sản và an toàn thực phẩm NHANH CHÓNG – HIỆU QUẢ – TIẾT KIỆM

Xem thêm: Tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang EU

xuất khẩu cà phê sang thị trường EU

Quy định về các chất gây ô nhiễm trong cà phê

EU quy định các chất gây ô nhiễm phải được đảm bảo ở mức thấp nhất có thể để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và chất lượng thực phẩm.

Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê sang thị trường EU phải đáp ứng các yêu cầu về ghi nhãn và đóng gói cụ thể như:

Tất cả thông tin phải được ghi bằng ngôn ngữ chính thức của quốc gia thành viên EU. Các yêu cầu này nhằm bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng và môi trường. EU khuyến khích sử dụng bao bì thân thiện với môi trường.