Đặng Phú Vinh Acb

Đặng Phú Vinh Acb

– Giải quyết tranh chấp dân sự, thương mại;

– Giải quyết tranh chấp dân sự, thương mại;

Những năm sau đóː kinh doanh nhà hàng, hoạt động từ thiện và đấu tranh dân chủ

Sau khi về hưu từ năm 1994, hãnh phim Media Asia Group đã giành quyền phát hành độc quyền các bộ phim của hãng In-Gear của ông dưới dạng DVD. Từ cuối thập niên 90, Đặng Quang Vinh đã bắt đầu theo đuổi sự nghiệp thứ hai của mình là kinh doanh nhà hàng. Ngoài ra, ông còn là nhà hoạt động từ thiện tích cực ở cả Hồng Kông lẫn Đại Lục với tư cách cá nhân cũng như thành viên của Hiệp hội từ thiện Rotarian. Theo cuốn hồi ký của nhà hoạt động dân chủ Szeto Wah, Đặng Quang Vinh là người hỗ trợ về mặt tài chính cũng như vật chất đáng kể để những sinh viên hoạt động chính trị có thể trốn thoát khỏi Trung Quốc từ sau sự kiện Thảm sát Thiên An Môn. Szeto từng nói Đặng Quang Vinh đã dùng ảnh hưởng của mình tại Ma Cao để giúp đỡ phong trào hoạt động dân chủ Operation Yellowbird (Hoàng Tước hành động) và cá nhân cũng bỏ tài chính ra giúp đỡ để mọi người có thể tiết kiệm thời gian, nhưng ông chưa từng công khai mà bí mật giúp đỡ hoạt động này[1].

Thập niên 80-90ː Siêu sao phim hành động, nhà sản xuất lừng danh

Năm 1987, Đặng Quang Vinh thành lập một hãnh phim khác, In-Gear Film Production Co., Ltd., cùng với anh trai của ông là nhà sản xuất Rover Tang, tiếp tục với vai trò diễn viên chính kiêm nhà sản xuất và xây dựng hình ảnh siêu sao hành động vô cùng thành công. Các tác phẩm gây tiếng vang của ông trong thập niên 80 -90 bao gồm ː Hoàng Họa (1984), Giang hồ long hổ đấu (1987), Tái chiến giang hồ (1990), Long đằng tứ hải (1992), Gangland Odyssey (1992) và Hành động Hắc Báo (1993). Ông cũng sản xuất hai bộ phim do Vương Gia Vệ đạo diễn là Vượng Giác các môn(1988) và A Phí chính truyện (1991). Cũng kể từ thập niên 80 thù lao ông tăng lên đến hơn 700,000 đô la Hồng Kông cho mỗi phim[1].

Giữa thập niên 80, Vương Gia Vệ đã trở thành đạo diễn kiêm biên kịch cho hãng Wing-Scope và In-Gear. Ông đã viết kịch bản cho các phim Tái chiến giang hồ và Giang hồ long hổ đấu, cả hai phim này đều là do Đặng Quang Vinh đóng chính. Phong cách làm phim nghệ thuật hoài niệm của Vương Gia Vệ đã được hình thành trong quá trình làm việc với Đặng Quang Vinh, ông đã đầu tư vào bộ phim đầu tiên của Vương Gia Vệ là Vượng Giác các môn. Sự nghiệp của Vương Gia Vệ cất cánh bay cao khi ông đạo diễn phim A Phi chính truyện năm 1990 mặc dù Đặng Quang Vinh đã thua lỗ hànhg triệu đô la để đầu tư vào bộ phim[1].

Thập niên 70ː Nam thần phim tình cảm, siêu sao đắt giá nhất và nhà sản xuất trẻ tuổi

Đặng Quang Vinh sở hữu ngoại hình điển trai với chiều cao lý tưởng 1m83, phong thái lịch lãm và diễn xuất tinh tế, phóng khoáng khiến nhiều cô gái trẻ si mê, trong đó có thiên vương Hong Kong Lưu Đức Hoa mặc dù là nam cũng là fan hâm mộ cuồng nhiệt của ông. Thập niên 70 chính là thời kỳ hoàng kim nhất của Đặng Quang Vinh khi ông đến Đài Loan để phát triển và đóng hơn 60 phim tiêu biểu tại đây.Các phim ông đóng đa phần là thể loại tâm lý tình cảm lãng mạn. Ông đã hợp tác với hàng loạt những sao nữ nức tiếng xinh đẹp như Lâm Thanh Hà, Lâm Phụng Kiều và Chân Trân. Ông thường xuyên đóng cặp với Lâm Thanh Hà trong rất nhiều phim nổi tiếng mà nổi bật nhất là Run Lover Run (Ái tình trường bào) và Forever My love (Phong diệp tình)[1].

Đầu những năm 70, do sự suy giảm thị trường phim ảnh tiếng Quảng Đông, ông chuyển hướng phát triển với dòng phim tiếng Quan Thoại và tiếp tục thành công với "Lãng tử và tu nữ" (1971), "Tình yêu lừa dối" (1972), "Hỏa Luyến" (1972), "Tình biến"(1972) mở ra giai đoạn vô cùng nổi tiếng tại khu vực Đông Nam Á đặc biệt là tại Malaysia. Năm 1971, vượt qua những cái tên đình đám như Lý Tiểu Long hay Địch Long, Đặng Quang Vinh được bầu chọn là ngôi sao nổi tiếng nhất và được yêu thích nhất xứ Cảng Thơm. Năm 1972, đáp lại lời mời đóng phim, ông đã đến Đài Loan đóng chính bộ phim chuyển thể từ nguyên tác tiểu thuyết tình yêu nổi tiếng "Bạch ốc chi luyến" (Tình yêu trong ngôi nhà trắng) hợp tác lần đầu tiên với Chân Trân, khi công chiếu bộ phim đã trở thành bom tấn thành công vang dội tại phòng vé và tên tuổi của ông được nâng lên tầm cao hơn như là siêu sao màn bạc của dòng phim văn học (ngôn tình)[1].

Kể từ đó thì danh tiếng của Đặng Quang Vinh ngày một tăng cao số đầu phim cũng tăng, ông đi và về giữa hai nơi Hồng Kông và Đài Loan để đóng phim, các thể loại phim ông tham gia rất đa dạng từ dòng phim thần tượng thịnh hành, đến phim tiểu thuyết tình cảm, đến phim hiện thực kỳ tình, phim hài lãng mạn, phim hành động võ thuật…..trong đó bao gồm các tác phẩm nổi bật như: "Đảng Khẩu Tam Lang" (1973), "Tiểu du đẩu đại tặc" (1973), "Thái vân phi" (1973) (Mùa thu lá bay), "Vong mệnh lãng tử" (1973), "Minh nhật thiên nhai" (1973), "Hải âu phi xứ" (1974), "Đông luyến" (1974), "Nhất niên huyễn mộng" (1974 ), "Cận thủy lâu đài" (1974), "Lang vẫn" (1975), "Vùng đất ngoan cường" (1975), "Ái tình trường bào" (1975), "Long phụng phối" (1975), "24 giờ yêu" ( 1975), "Phong Diệp Tình" (1976), "Tình yêu Kung fu" (1976), "Cuộc hẹn buổi sáng" (1976), "Đại phú nhân gia" (1976), "Tình yêu như trò chơi" (1976), "Chuyện tình Hạ Uy Di" (1976), "Hoàng hôn Ba Tư" (1977), "Truy đuổi" (1978) và "Bích Hải Tình Thiên" (1978)[1].

Còn tại Việt Nam thì trong thập niên 70, bộ phim Mùa thu lá bay vang danh khắp Châu Á từng gây cơn sốt mạnh mẽ, khiến giới trẻ Sài Gòn và các đô thị lớn mất ăn mất ngủ. Đặng Quang Vinh cùng với Chân Trân được xem như "cặp tình nhân lý tưởng" của phim tình cảm Quỳnh Dao. Sau này khi Viện tư liệu phim cho chiếu lại bộ phim này ở các rạp Quốc tế, Đống Đa, Hòa Bình dưới dạng phim tư liệu, cũng gây nên cơn sốt của khán giả Việt Nam sau năm 1975. Năm 1973, nhân ngày điện ảnh Việt Nam, Đặng Quang Vinh cùng với Lý Thanh, Chân Trân, Khương Đại Vệ, Địch Long đã đến Sài Gòn và gặp gỡ các nghệ sĩ Việt Nam như Kim Cương, Thẩm Thúy Hằng, Thanh Nga và Mộng Tuyền[1].

Theo báo cáo tư liệu thống kê về mức thu nhập của các ngôi sao điện ảnh, thì nhờ vào độ nổi tiếng của mình, mà thù lao mỗi phim Đặng Quang Vinh nhận được là 150,000 đô la Hồng Kông (khoảng hơn 20, 000 USD), là ngôi sao Hồng Kông được trả cát xê cao nhất trong thập niên 70. Tại thị trường Đài Loan ông cũng là ngôi sao chiếm lĩnh thị trường này với mức thù lao lên đến 180,000-200,000 đô la Hồng Kông (khoảng hơn 25,000 USD) mỗi phim. Năm 1974, phỏng vấn cho một tờ tạp chí, Quang Vinh từng nói có khi cùng lúc ông đóng đến 6 phim. Tuy nhiên mỗi ngày ông chỉ đóng một phim nên gây khó cho các nhà sản xuất[1].

Năm 1974, Quang Vinh không chỉ đóng chính trong phim Splendid Love in Winter ("Đông luyến") với Chân Trân mà còn là nhà sản xuất của bộ phim. Cùng năm đó, bộ phim hợp tác với Mỹ là Dynamite Brothers cũng đã được phát hành. Trong phim ông cộng tác với diễn viên Mỹ Timothy Brown và Ngô Hán Chương. Cuối những năm 70, sự nghiệp của ông tiếp tục thành công rực rỡ ở cả thị trường Hồng Kông lẫn Đài Loan. Năm 1977, Quang Vinh đóng chính trong bộ phim tình cảm lãng mạn của đạo diễn John Lo Mar Impetuous Fire, đóng cặp với ngôi sao tuổi teen đang lên Dư An An. Bộ phim được quay chủ yếu tại Ma Cao, kể từ phim này ông bắt đầu mở rộng việc kinh doanh tại đây. Sau đó vào năm 1977, ông thành lập hãng phim The Wing-Scope Company[1].

Đại ca xã hội đen và đại ca của cả làng giải trí Hồng Kông

Đặng Quang Vinh được nể phục không chỉ bởi thành công nghệ thuật của ông mà còn bởi nam diễn viên có liên quan tới xã hội đen và là người luôn hết mình vì người khác.Từ khi còn học phổ thông Đặng Quang Vinh đã quen biết với Lưu Vinh Câu, kẻ cầm đầu nhóm giang hồ máu mặt của Hong Kong với tên gọi Liên Công Nhạc. Sau đó, Đặng Quang Vinh thay Lưu Vinh Câu quản lý nhóm này.Trong những năm tháng còn hoạt động, Đặng Quang Vinh từng ra mặt giúp nhiều nghệ sĩ dàn xếp những vướng mắc với giang hồ. Ông cũng là bạn kết nghĩa với các ngôi sao lớn như Lý Tiểu Long, Trần Huệ Mẫn, Tạ Hiền, Thẩm Điện Hà. Đặng Quang Vinh với phong cách "tứ hải", nên trong làng giải trí rất được mọi người yêu mến, ông cùng với Trương Xung, Tạ Hiền, Trần Tự Cường,Trần Hạo, Tần Tường Lâm và Thẩm Điện Hà đã kết nghĩa anh em, nhóm gồm 6 nam và 1 nữ được đặt tên là “ Những con chuột bạc” (trong đó ông ở vị trí thứ 6). Đời sống tình cảm của các thành viên rất tốt đẹp và thân thiết. Ông còn nổi tiếng là đại ca đứng đầu trong làng giải trí, được cả làng giải trí xứ Cảng Thơm nể trọng và yêu mến. Ngoài ra, ông nâng đỡ nhiều nghệ sĩ mà đến nay đã trở thành huyền thoại như Vương Gia Vệ, Trương Quốc Vinh, Lưu Đức Hoa[1].

Đặng Quang Vinh quen nữ diễn viên Nghiêm Trân Nạp và kết hôn sau một thời gian dài yêu nhau trong bí mật, vì lúc đó mọi nhất cử nhất động của ông đều bị giới truyền thông chú ý, chưa kể nếu công khai quan hệ sẽ ảnh hưởng đến hình tượng và việc phát triển sự nghiệp của ông. Thời gian yêu nhau, tài tử họ Đặng luôn hạn chế bạn gái không được phép ăn mặc hở hang khi đi ra ngoài. Sau khi hai người nên đôi, làng giải trí vẫn không hề hay biết. Nàm 1980, chỉ đến khi tin đồn giữa ông với cô đào Trương Ngải Gia xôn xao Cbiz, Đặng Quang Vinh buộc phải lên tiếng tiết lộ ông đã có vợ là nữ diễn viên Nghiêm Trân Nạp (lúc đó đang mang bầu đứa con gái đầu lòng) và không bao giờ phản bội bà xã. Lúc quen nhau, vì cuộc sống ngôi sao quá bận rộn, mỗi người ở mỗi nơi nên ít có thời gian gặp gỡ và cũng thường xuyên cãi nhau, nên ông và bạn gái quyết định chia tay một thời gian. Có một thời gian, Đặng Quang Vinh và Lâm Thanh Hà được fans hâm mộ cả hai bên và báo chí gán ghép với nhau vì độ xứng đôi của hai người, nhưng sau đó ông và bạn gái tái hợp còn Lâm Thanh Hà vướn vào mối tình tay ba ồn ào với Tần Hán và Tần Tường Lâm[2].

Hai vợ chồng Đặng Quang Vinh có với nhau hai con gái và không ai theo nghiệp diễn của cha mẹ. Con gái lớn tên Yvette Đặng Nghiệp Hân (sinh năm 1981) theo học ngành tài chính tại Mỹ và làm việc tại Mỹ. Sau này, cô nghe lời cha trở lại Hong Kong lập công ty riêng kinh doanh đồ trang sức. Trong khi cô út tên Ellie Đặng Nghiệp Vỹ (sinh năm 1986) cũng tốt nghiệp đại học và kinh doanh như chị, mở công ty về môi trường. Con gái đầu vẫn độc thân, còn con gái út hiện đã có gia đình riêng[2].

Vào ngày 29 tháng 3 năm 2011, Đặng Quang Vinh đã chết tại nhà riêng ở khu biệt thự trên đồi Ho Man Tin vào khoảng 9 giờ tối sau khi tái phát bệnh tim. Người phát hiện ra thi thể của ông là người giúp việc, bà cũng đã ngay lập tức gọi cảnh sát cùng các con của ông sau đó. Khoảng 1 tiếng sau, con gái lớn của Đặng Quang Vinh có mặt tại nhà cha mình. Đặng Quang Vinh ra đi rất nhẹ nhàng[3].

Vào tháng 12 năm 2013, sau khi mất 2 năm, tạp chí Next đã có được đoạn video phỏng vấn với nữ diễn viên quá cố Lam Khiết Anh. Trong đó bà ta nói bà đã bị "hai ông lớn" của làng giải trí Hong Kong cưỡng hiếp hơn 20 năm trước. Bà Lam ám chỉ người đầu tiên cưỡng hiếp bà sau khi đã uống rượu say, gần đây mới qua đời. 5 năm sau, tháng 1 năm 2018, một phóng viên Trung Quốc Zhuo Wei đã up lên mạng một đoạn phỏng vấn bà Lam mà chưa được kiểm duyệt, mà bà ta đã tiết lộ hai người đó chính là Đặng Quang Vinh và Tăng Chí Vỹ. Tăng Chí Vỹ sau đó đã phủ nhận cáo buộc trên là không đúng sự thật và bà Lam là người bị bệnh tâm thần, lời nói bất nhất[1].