Tp Bắc Giang Là Đô Thị Loại Mấy

Tp Bắc Giang Là Đô Thị Loại Mấy

Quảng trường trung tâm thành phố Bắc Giang.

Quảng trường trung tâm thành phố Bắc Giang.

Đô thị Bắc Giang là đô thị trung tâm phía Đông Bắc của vùng Thủ đô Hà Nội

Quyết định cũng nêu rõ tính chất quy hoạch chung đô thị Bắc Giang là đô thị trung tâm phía Đông Bắc của vùng Thủ đô Hà Nội, cửa ngõ xuất nhập khẩu, trung tâm tiếp vận - trung chuyển hàng hóa của vùng Thủ đô Hà Nội, vùng đồng bằng với cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn); đầu mối kinh doanh - thương mại quan trọng của Vùng với các tỉnh Đông Bắc của vùng trung du và miền núi phía Bắc.

Quy hoạch đô thị Bắc Giang là đô thị loại I (thành phố trực thuộc tỉnh), trung tâm hành chính - chính trị - kinh tế, văn hóa - xã hội và khoa học kỹ thuật của tỉnh Bắc Giang; là đô thị xanh và thông minh, trung tâm phát triển của vùng trọng điểm kinh tế (vùng Tây Nam của tỉnh) với động lực phát triển chính là công nghiệp, dịch vụ, đô thị, nông nghiệp công nghệ cao, du lịch - nghỉ dưỡng, có sức lan tỏa mạnh, lôi kéo phát triển các vùng khác trong tỉnh.

Tập trung khai thác các lợi thế có vị trí chiến lược

Một trong các yêu cầu trọng tâm cần nghiên cứu quy hoạch đô thị Bắc Giang đó là tập trung khai thác các lợi thế có vị trí chiến lược: Là đô thị cửa ngõ, trung tâm phía Đông Bắc của vùng Thủ đô Hà Nội, liền kề vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và nằm trên nhiều tuyến giao thông đối ngoại rất đa dạng, thuận lợi và quan trọng. Do vậy, từ khu vực dễ dàng kết nối với các trung tâm lớn trong Vùng, đây sẽ là điều kiện thuận lợi cho đô thị đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội.

Phát huy các lợi thế phát triển công nghiệp với các ngành sản xuất có giá trị cao và dịch vụ hỗ trợ công nghiệp cấp vùng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đô thị mạnh mẽ và gia tăng sức hút lực lượng chuyên gia, lao động đến sinh sống và làm việc tại đô thị Bắc Giang. Phát triển các chức năng cấp vùng có sức lan tỏa mạnh, lôi kéo phát triển các vùng khác trong tỉnh, đồng thời chia sẻ các chức năng trong vùng Thủ đô Hà Nội.

Khai thác các lợi thế về điều kiện tự nhiên, văn hóa và danh lam thắng cảnh phong phú: Hệ thống di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật đặc sắc, nhiều cảnh quan thiên nhiên như: sông Thương, vùng đồi núi bao quanh thành phố Bắc Giang (dãy núi Nham Biền (Đồng Sơn), hệ thống đồi Quảng Phúc (Song Mai)), phát triển các loại hình dịch vụ du lịch, điểm trung chuyển khách du lịch đến các khu du lịch lớn trong và ngoài tỉnh.

Tập trung nghiên cứu các chức năng cải thiện mức độ đáng sống của đô thị Bắc Giang, trên cơ sở phát triển các dịch vụ nền tảng như: chăm sóc sức khỏe, giáo dục, vui chơi giải trí, thể dục thể thao và nhà ở chất lượng.

Thiết kế đô thị hiện đại, hấp dẫn, giàu bản sắc

Về định hướng phát triển không gian đô thị, định hướng phát triển đô thị đến năm 2030 tập trung tái phát triển chỉnh trang, bổ sung hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, không gian mở tại khu vực thành phố hiện hữu và các thị trấn (huyện Yên Dũng), các xã dự kiến lên phường để tập trung nguồn lực đầu tư phát triển và mở rộng đô thị trong tương lai, đáp ứng tiêu chí đô thị loại I.

Định hướng phát triển đô thị Bắc Giang đến năm 2045, tiếp tục phát triển đô thị theo hướng Nam và hướng Đông, gồm các khu đô thị mới đồng bộ, khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khu nhà ở công nhân có kết hợp với sản xuất tạo được nét đặc thù của đô thị, khu nông nghiệp công nghệ cao, khu cây xanh vui chơi giải trí và dịch vụ du lịch.

Thiết kế đô thị hiện đại, hấp dẫn, giàu bản sắc, dựa trên cấu trúc cảnh quan và sinh thái tự nhiên, đặc biệt là cảnh quan dãy núi Nham Biền và cảnh quan dọc hai bên sông Thương, sông Cầu... phải được khai thác hiệu quả.

Thiết kế đô thị phù hợp với điều kiện văn hóa, xã hội, trong đó nâng cấp, cải tạo và khai thác các khu đô thị hiện hữu; tăng cường khả năng giao lưu và tạo sự hấp dẫn của đô thị du lịch thông qua hệ thống không gian công cộng, quảng trường, không gian cảnh quan tự nhiên.

Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định công nhận TP Vĩnh Long là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Vĩnh Long.

Thành phố Vĩnh Long được thành lập vào ngày 10-4-2009. Thành phố Vĩnh Long nằm ở vị trí trung tâm vùng ĐBSCL, trên trục Quốc lộ 1, đường bộ cao tốc, đường sắt tốc độ cao TP HCM - Cần Thơ, có điều kiện thông thương dễ dàng với toàn bộ vùng ĐBSCL cũng như với TP HCM và một số nước Đông Nam Á.

TP Vĩnh Long đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Vĩnh Long. Ảnh: HD

Theo Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng ĐBSCL đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 xác định tỉnh Vĩnh Long là đô thị trọng điểm vùng, là đầu mối giao thông, có ý nghĩa chiến lược về lưu thông kết nối, đặc biệt giữa vùng phía Bắc và phía Nam ĐBSCL, trung tâm nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp chuyên canh về lúa và các loại cây ăn trái…

Trong thời gian hơn 10 năm kể từ khi được công nhận là đô thị loại III, TP Vĩnh Long đã có những bước phát triển đô thị mạnh mẽ, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật được đầu tư đồng bộ theo hướng văn minh, hiện đại. Nhiều dự án, công trình xây dựng đã được đầu tư góp phần tạo diện mạo khang trang cho đô thị…

(PLO)- Theo quyết định của Thủ tướng, đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ có chiều dài 22,97 km đi qua hai tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp.

Ông Nguyễn Xuân Đương – Chủ tịch UBND thị xã Thuận Thành chia sẻ, đô thị Thuận Thành được định hướng là đô thị dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao; nằm trên hành lang kết nối 06 phân khu đô thị Bắc Ninh - Tiên Du - Từ Sơn - Quế Võ - Yên Phong - Thuận Thành và giữ vai trò liên kết giữa đô thị Bắc Ninh với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên thông qua những tuyến giao thông huyết mạch quan trọng như: Quốc lộ 38 đi TP Bắc Ninh và tỉnh Hưng Yên; QL 17 đi TP Hà Nội; tuyến đường tỉnh 280 nối liền TT Hồ với TT Gia Bình, huyện Gia Bình và TT Thứa, huyện Lương Tài;...

Thuận Thành với vai trò là trung tâm tổng hợp (kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, giáo dục, du lịch, dịch vụ), đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng phía Nam sông Đuống và khu vực lân cận. Bên cạnh việc tập trung thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, UBND thị xã Thuận Thành đã bám sát lộ trình phát triển theo Quy hoạch, Kế hoạch và Chương trình phát triển đô thị của tỉnh, Đồ án quy hoạch chung đô thị Hồ và vùng phụ cận, đặc biệt thực hiện đúng quy hoạch các phân khu chức năng đô thị,… tạo nên những chuyển biến rõ nét về kiến trúc cảnh quan. Thuận Thành cũng tập trung huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật, xã hội trọng điểm đã và đang được thi công và đưa vào sử dụng; Hệ thống hạ tầng giao thông khu vực nội thị cũng được quan tâm đầu tư; hệ thống hạ tầng xã hội ; Các công trình phúc lợi công cộng, đường giao thông, hệ thống điện chiếu sáng mỹ thuật, công viên, cây xanh,... được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới, góp phần tạo nên bộ mặt mới cho đô thị Thuận Thành.

Dự án cầu Phật Tích - Đại Đồng Thành với chiều dài hơn 1,5km, tổng mức đầu tư hơn 1.900 tỷ đồng sẽ là điểm giao thông huyết mạch để kết nối, phát triển kinh tế- xã hội, du lịch tâm lịch của Thuận Thành với các địa phương

Xác định rõ công tác quy hoạch là nền tảng cho việc hoạch định phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển đô thị, huyện chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với các đơn vị của tỉnh thực hiện hiệu quả hoạt động này. Tiêu biểu là phối hợp Sở Xây dựng hoàn thành đồ án điều chỉnh quy hoạch chung đô thị Hồ và phụ cận đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, cụ thể hóa quy hoạch vùng tỉnh Bắc Ninh và chương trình phát triển đô thị huyện Thuận Thành được duyệt. Từ đó, xây dựng đô thị Hồ đến năm 2030 đáp ứng các tiêu chí của đô thị loại IV, tầm nhìn đến năm 2050 đáp ứng các tiêu chí của đô thị loại III, là một trong những đô thị động lực phát triển của khu vực phía Nam sông Đuống với hạ tầng đồng bộ, hiện đại, môi trường sống tốt; bảo đảm phát triển hài hòa giữa đô thị và nông thôn.

Trên cơ sở quy hoạch phân khu được duyệt, thị xã Thuận Thành đang tích cực cùng các ngành chức năng phối hợp với các đơn vị triển khai và lập các đồ án quy hoạch phân khu: Khu vực Trạm Lộ - Ninh Xá - Gia Đông; An Bình - phường Hồ - Song Hồ; khu phía Tây và Tây Bắc thị xã Thuận Thành; Thanh Khương - Xuân Lâm - Hà Mãn - Trí Quả… khai thác tốt hệ thống hạ tầng đô thị hiện hữu, phát huy nguồn lực quỹ đất, tài nguyên của địa phương để tạo vốn xây dựng hệ thống hạ tầng, quyết tâm đưa quy hoạch phân khu Trạm Lộ, Ninh Xá và Gia Đông trở thành điểm nhấn, hình mẫu về một không gian đô thị hiện đại, môi trường sinh thái, phát triển bền vững của thị xã Thuận Thành, được kỳ vọng sẽ góp phần phát triển đô thị Hồ thành đô thị loại III - đô thị quan trọng phía Nam của thành phố trực thuộc Trung ương trong tương lai.

Phối cảnh Khu đô thị Thuận Thành III tạo “bộ mặt” mới cho thị xã Thuận Thành

Bên cạnh đó, thị xã còn tiến hành lập tổng thể mặt bằng, thẩm định đồ án quy hoạch chi tiết các dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở tại các phường, xã; điều chỉnh quy hoạch chung nông thôn mới. Qua đó, đáp ứng được yêu cầu về mặt bằng của các nhà đầu tư, góp phần thúc đẩy thu hút đầu tư vào thị xã.

Trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng, cảnh quan đô thị, thị xã Thuận Thành thực hiện đầu tư xây dựng theo đúng Quy hoạch chung đô thị Thuận Thành. Nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật, xã hội trọng điểm đã và đang được thi công và đưa vào sử dụng góp phần tạo nên bộ mặt mới cho đô thị Thuận Thành. Trong năm 2023, địa phương hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng một số dự án như: Nhà văn hóa khu phố Chương Xá, khu công viên cây xanh phường Hồ; hệ thống đường trục xã Hoài Thượng; đường giao thông từ Ngọc Khám (phường Gia Đông) đi trung tâm thể thao thị xã; cải tạo, nâng cấp tuyến đường trục xã Mão Điền đoạn Cầu Thờ Ao Bản Đạo và các tuyến nhánh; đường tránh QL17, đoạn từ T.276 đi ĐT.283 thuộc địa phận Nguyệt Đức, Thanh Khương, Hà Mãn… Hệ thống hạ tầng giao thông khu vực nội thị cũng được quan tâm đầu tư, góp phần thúc đẩy giao thương, tạo kết nối và hình thành quỹ đất phát triển cho các địa phương. Tiêu biểu là đường nối từ tuyến phố Âu Cơ đến khu đô thị Trung Quý; đường giao thông từ TL 283 đi QL17, đoạn qua phường Trí Quả; đường từ KCN Khai Sơn đi đường tránh QL 17; đường QL 38 đi TL276 đoạn qua phường Gia Đông… Ngoài ra, hệ thống hạ tầng xã hội như trường học, trạm xá, trụ sở các cơ quan thị xã.

Hiện nay, tiến độ các dự án cơ bản đáp ứng đúng kế hoạch và sự chỉ đạo của các cấp. Cuối năm 2023 và đầu năm 2024, thực hiện lập và được phê duyệt chủ trương đầu tư 15 dự án, trọng tâm là: Hệ thống xử lý nước thải thị xã; TL282 B đoạn từ QL38 đi TL283; hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư các dự án trọng điểm tại Mão Điền, Nguyệt Đức, Nghĩa Đạo. Lập trình duyệt 5 báo cáo kinh tế kỹ thuật; 21 báo cáo nghiên cứu khả thi… Đồng thời, tích cực phối hợp với Hội đồng bồi thường, giải phóng mặt bằng, các đơn vị chuyên môn của thị xã thực hiện lập hồ sơ thu hồi bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án Ban được giao làm chủ đầu tư. Tiếp tục giải quyết các vướng mắc, tồn tại về bồi thường, giải phóng mặt bằng của các dự án đang triển khai thi công và các dự án mới được được phê duyệt chuẩn bị đầu tư. Phối hợp cùng Ban quản lý Dự án Sở Giao thông-Vận tải, Hội đồng bồi thường thị xã để thực hiện công tác thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng dự án đường vành đai 4 - Vùng thủ đô.

Thị xã Thuận Thành - không gian đô thị sinh thái

Thực hiện hiệu quả chủ đề năm 2024 đó là: “Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh; tăng cường kỷ cương, kỷ luật; triển khai các quy hoạch, đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng; khơi thông nguồn lực, phục hồi tăng trưởng kinh tế; xây dựng văn hóa và con người Bắc Ninh - Kinh Bắc, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững” nhằm hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ XXIII (23); Nghị quyết số 70/NQ-HĐND ngày 21/12/2023 của HĐND thị xã đã đề ra với các chỉ tiêu như: Tổng giá trị sản phẩm trên địa bàn năm 2024 (theo giá so sánh 2010) dự kiến 22.074 tỷ đồng; Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2024 dự kiến 2.050 tỷ đồng; tổng thu ngân sách địa phương dự kiến 3.045,4 tỷ đồng;...

Năm 2024, với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp, tích cực tháo gỡ khó khăn, thị xã Thuận Thành đã thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ theo Nghị quyết, kết luận của Tỉnh ủy, thúc đẩy kinh tế - xã hội của thị xã phát triển ổn định, tình hình an ninh chính trị được giữ vững, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt.

Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Thuận Thành khoá XXIII, nhiệm kỳ 2020-2025 đã tổ chức Hội nghị lần thứ 15 về kết quả thực hiện nhiệm vụ trong quý I/2024 và thực hiện công tác triển khai trong thời gian tới

Điển hình trong công tác thực hiện các dự án, giải phóng mặt bằng, đặc biệt là dự án trọng điểm đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội (đoạn đi qua huyện Thuận Thành có chiều dài khoảng 19,8km, nằm trên địa phận của 8 xã cơ bản thực hiện đúng tiến độ đã đề ra, không phát sinh những vấn đề phức tạp. Khu công nghiệp Thuận Thành I, Khu công nghiệp Thuận Thành III - phân khu B17...đảm bảo tiến độ đề ra.

Để từng bước xây dựng, hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị, đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương, Thuận Thành đang tích cực triển khai công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ bản. Đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Trong những năm trở lại đây, Thuận Thành đã và đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Dưới sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, UBND thị xã tiếp tục triển khai hoàn thiện kết cấu hạ tầng đối với các khu, cụm công nghiệp đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời, tập trung cao nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh tại Thuận Thành.

Trên địa bàn Thuận Thành tập trung nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp, 03 khu công nghiệp (KCN Thuận Thành I, Thuận Thành II, Thuận Thành III) với tổng diện tích đạt 9,90 km2; 03 cụm công nghiệp (CCN Xuân Lâm; CCN Thanh Khương; CCN Hà Mãn - Trí Quả) với tổng diện tích 1,48 km2,... tạo công ăn việc làm cho 60.000 lao động địa phương và các vùng lân cận, trong đó số lao động của Thuận Thành chiếm gần 80% tổng số lao động trong các KCN.

Ngày 17/4/2024, Lãnh đạo Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bắc Ninh, KCN Việt Nam và nhà thầu thi công thực hiện lễ động thổ khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho 14ha xây sẵn tại Khu công nghiệp Thuận Thành III – Khu B, dự kiến cung cấp cho thị trường hơn 90.000 m2 diện tích sàn kho, xưởng chất lượng cao cho thuê

Với sự đồng hành, chỉ đạo quyết liệt của các cấp ban ngành từ Trung ương đến địa phương, UBND tỉnh Bắc Ninh đã chỉ đạo UBND TX Thuận Thành đưa ra các phương án, giải pháp triển khai hỗ trợ đồng hành cùng doanh nghiệp; chuẩn bị các điều kiện để tận dụng cơ hội “vàng” đón làn sóng đầu tư mới, những dòng vốn FDI chất lượng; các doanh nghiệp chú trọng mở rộng các hoạt động thương mại và phát triển các loại hình dịch vụ phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường, góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế.

Đây cũng là cơ hội thuận lợi giúp khơi dậy và phát huy những lợi thế, tiềm năng sẵn có để Thuận Thành bứt phá vươn lên, phát triển bền vững, vì mục tiêu ngày càng nâng cao chất lượng, điều kiện cuộc sống đô thị cho người dân địa phương, góp phần xây dựng tỉnh Bắc Ninh sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo hướng “Hiện đại, văn minh, hài hòa và bền vững”. Do đó, hiện thực hóa quy hoạch được thị xã Thuận Thành đặc biệt quan tâm và quyết liệt thực hiện.

Bắc Ninh: Kỳ vọng dự án của KCN Việt Nam sẽ "hút" vốn FDI

Tập đoàn Pháp đầu tư dự án trung tâm kho vận và công nghiệp tại Bắc Ninh

VNI Bắc Ninh trao 750 triệu đồng bồi thường bảo hiểm vật chất xe ô tô

Lan tỏa, kết nối đầu tư Bắc Ninh – Nhật Bản

SLP khởi công xây dự án Hạ tầng hậu cần hiện đại thứ ba tại Bắc Ninh