Save on PinterestShare on FacebookShare on TwitterLike this design
Save on PinterestShare on FacebookShare on TwitterLike this design
1. Cải trang thành nam, đi học chữ thi đỗ thủ khoa, trở thành nữ tiến sĩ đầu tiên và duy nhất của khoa cử phong kiến Việt Nam
Nguyễn Thị Duệ sinh khoảng năm 1574, trong một gia đình nhà nho nghèo, có truyền thống hiếu học tại làng Kiệt Đặc, nay thuộc xã Văn An, Chí Linh, Hải Dương. Năm 1592, Trịnh Tùng đem quân đánh chiếm kinh thành Thăng Long, nhà Mạc rút chạy lên Cao Bằng, bà Nguyễn Thị Duệ cũng theo gia đình lên đó sinh sống.
Vốn thông minh từ nhỏ, 10 tuổi đã biết làm văn thơ, Nguyễn Thị Duệ được cha cho giả trai để học chữ. Năm Giáp Ngọ (1594) nhà Mạc mở khoa thi Hội, sĩ tử tham dự rất đông, Nguyễn Thị Duệ cải trang thành nam, tham gia kỳ thi và đỗ thủ khoa, trong khi chính thầy dạy chỉ đỗ á khoa. Vậy là, tròn 20 tuổi Bà trở thành nữ tiến sĩ đầu tiên và duy nhất của khoa cử phong kiến Việt Nam.
Trong buổi Ngự yến đãi các tân khoa, vua Mạc Kính Cung thấy vị tiến sĩ trẻ tuổi, dáng mảnh mai, mặt mày thanh tú sinh lòng ngờ vực. Nhà vua liền xét hỏi và phát hiện bà giả trai. Thời xưa, phụ nữ không được phép đi thi, thậm chí không thể dự một buổi bình văn ở Quốc Tử Giám. Vì vậy, việc Nguyễn Thị Duệ cải trang để tham gia thi Hội và đỗ tiến sĩ được coi là phạm tội khi quân. Nhưng bà Nguyễn Thị Duệ không những không bị khép tội còn được vua khen ngợi. Cảm phục tài năng, vua Mạc còn mời Bà vào cung để dạy các phi tần rồi tuyển làm phi, phong là Tinh Phi có nghĩa là Bà Chúa Sao, ngụ ý khen Bà vừa xinh đẹp vừa sáng láng như một vì sao.
Năm 1625, quân Lê - Trịnh tiến lên Cao Bằng diệt nhà Mạc. Bà vào rừng ẩn náu trong một ngôi chùa nhỏ, bị quân lính bắt được. Bà cầm thanh gươm trên tay khảng khái nói: "Các ngươi bắt được ta thì phải đưa ta đến nộp chúa của các ngươi, nếu vô lễ thì với lưỡi gươm này ta sẽ tự tử". Cảm phục khí tiết của Bà, quân Trịnh bèn giải Bà về kinh nộp cho chúa Nghị Vương. Nghe tiếng tăm của bà Nguyễn Thị Duệ, chúa Trịnh rất sủng ái, phong cho Bà chức Cung Trung Giáo Tập, rồi Lễ Nghi Học Sĩ để trông coi việc dạy học trong vương phủ.
Bà Nguyễn Thị Duệ là vị quan có lòng yêu nước, thương dân và đặc biệt quan tâm đến giáo dục. Sinh thời, Bà viết nhiều văn thơ, nhưng trải qua những biến động của lịch sử nên bị thất lạc. Bà có nhiều công lao đóng góp cho nền giáo dục Nho giáo Việt Nam. Người dân tôn sùng gọi bà là Nghi ái Quan. Về già, Bà xuất gia đi tu ở chùa Vụ Nông, hạt Gia Lâm, lấy hiệu Diệu Huyền. Bà Nguyễn Thị Duệ thọ hơn 80 tuổi. Sau khi mất, Bà được triều đình ban sắc phong, cho đúc tượng, dựng bảo tháp, khắc bia, người dân địa phương lập đền thờ, tôn bà làm Phúc thần.
Tháp mộ bà Nguyễn Thị Duệ được đặt trên đỉnh một quả đồi cạnh núi Phượng Hoàng tại Chí Linh, Hải Dương. Cuối triều Lê, Tinh Phi cổ tháp được xếp vào hàng Chí Linh bát cổ. Đình làng Kiệt Đoài thờ Vua Bà là bà Nguyễn Thị Duệ. Đền làng Trung Hà, xã Nam Tân, huyện Nam Sách cũng thờ tượng “Bà Chúa Sao Sa” và một sắc phong. Trong Hậu cung Văn Miếu Mao Điền ở Hải Dương, Bà được thờ cùng Khổng Tử và bảy vị Đại khoa danh tiếng của Việt Nam là Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, thần toán Vũ Hữu, nhà giáo Chu Văn An, Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Nhập nội Hành khiển Phạm Sư Mạnh và danh y Tuệ Tĩnh.
2. Những đóng góp của Tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ cho nền giáo dục Nho học Việt Nam
Bà Nguyễn Thị Duệ không chỉ là nữ tiến sĩ duy nhất của khoa bảng phong kiến Việt Nam mà Bà còn có nhiều đóng góp cho nền giáo dục đương thời. Khi làm quan, Nguyễn Thị Duệ đặc biệt chăm lo sự nghiệp học tập của các sĩ tử. Bà thành lập Văn Hội cho các học trò Chí Linh, mỗi ngày rằm và mồng một, Văn Hội sẽ họp tại nhà thờ họ của bà ở làng Kiệt Đặc. Đợi đầu bài từ bà gửi từ kinh đô, ngựa trạm được huy động mang về kịp thời. Việc này cho thấy chúa Trịnh vô cùng quý trọng bà, thậm chí cho phép sử dụng ngựa trạm - phương tiện công - để phục vụ riêng cho học trò Chí Linh.
Bà rất quan tâm đến việc thi cử, bồi dưỡng nhân tài cho quốc gia. Phần lớn các kỳ thi Đình, thi Hội, tất cả bài vở đều qua tay bà chấm chọn. Bà thường viện dẫn nghĩa lý kinh sử, sự tích cổ kim rành mạch. Các biểu sớ, văn bài thi Đại khoa chúa đều nhờ Bà khảo duyệt lại.
Năm Đức Long thứ 3 (vua Lê Thần Tông), Bà làm Giám khảo kỳ thi Tiến sĩ (1631), được tổ chức tại làng Mao Điền, Hải Dương, có rất nhiều sĩ tử dự thi, trong đó có sĩ tử Nguyễn Minh Triết quê tại Hải Dương. Bài thi gồm 12 câu mà trò Triết chỉ làm 4 câu, nhưng 4 câu cực kỳ xuất sắc. Các quan không nỡ đánh trượt, bèn tâu lên vua, vua Lê hỏi ý kiến bà Duệ. Sau khi đọc bài, Bà thấy hay bèn tâu vua: "Bài văn làm được 4 câu mà hay còn hơn làm hết 12 câu mà không hay, triều đình cần người thực tài chứ không cần kẻ nịnh bợ". Nhà vua cảm phục, bèn chấm cho Nguyễn Minh Triết đỗ Tiến sĩ Khoa Tân Mùi.
Bà Nguyễn Thị Duệ được coi là người khởi đầu hình thức đào tạo từ xa của đất nước. Bà soạn ra các bộ đề thi rồi gửi về địa phương để tổ chức thi. Sau khi kết thúc, bài thi sẽ được gửi lên cho Bà chấm, kết quả được gửi trở lại các địa phương. Bà cũng khuyến khích phong trào học tập, giúp đỡ học trò nghèo hiếu học, đề cao các nhân tài giúp nước. Đó là hình thức khuyến học đầu tiên của nước ta. Những hoạt động giáo dục của Bà đã thể hiện quan điểm học thật, thi thật, nhân tài thật.
Để ghi nhớ công ơn to lớn của bà, tại Hà Nội và Hải Dương đều có tuyến đường mang tên Nguyễn Thị Duệ. Tại quê hương của bà còn có Trường THPT Nguyễn Thị Duệ. Đây là cách để các thế hệ sau luôn ghi nhớ những đóng góp của vị Tiến sĩ Nho học cho nền giáo dục nước nhà.
3. Tấm lòng thương dân của vị quan thanh liêm
Là một vị quan thanh liêm, bà Nguyễn Thị Duệ thương dân như con. Khi đất nước gặp thiên tai, địch họa, Bà xin triều đình phát chẩn cứu đói, cấp nhiều mẫu ruộng tốt, canh tác lấy hoa lợi. Người ta còn truyền tụng, thuở hàn vi, anh trai bà Nguyễn Thị Duệ bị người trong làng hãm hại. Mặc dù vậy khi vinh hiển, Bà không hề để ý đến tư thù. Nhân dân rất cảm phục tài năng và đức độ, nên xưng tụng bà là “Nghiêu, Thuấn trong phái nữ, thần tiên ở trên đời”.
Một lần dự yến tiệc trong Hoàng cung, Bà quen với hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (vợ vua Lê Thần Tông). Từ đấy, hai bà trở thành đôi bạn tri kỷ. Hàng tháng, bà cùng Hoàng hậu đi lễ chùa để gặp các nhà tu hành cũng là những người học nhiều, biết rộng, gặp gỡ các sĩ phu Bắc hà - những nhà chân nho thực tài như Thám hoa Giang Văn Minh, Thám hoa Phượng Thế Hiền... nên biết được tình hình trong nước và những bất bình trong dân. Bà không chỉ giúp vua kịp thời điều chỉnh chính sách an dân mà còn khôn khôn khéo khuyên họ bớt xa xỉ, trừng trị nghiêm bọn tham quan, cường hào nhằm thu phục lòng tin yêu của dân.
4. Từ nữ tiến sĩ đầu tiên Nguyễn Thị Duệ đến những nhà khoa học nữ Việt Nam ngày nay
Dân tộc Việt Nam có truyền thống văn hiến lâu đời, từ ngàn đời nay ông cha ta đã coi trọng trí thức và nhân tài, điều đó được khắc ghi trong văn bia Văn Miếu Quốc Tử Giám: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh và hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế, các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sỹ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần kíp. Vì, kẻ sỹ có quan hệ trọng đại với quốc gia như thế, cho nên được quý chuộng không biết dường nào”. Trong dòng chảy chung của lịch sử, khi Thái tổ Mạc Đăng Dung lên ngôi thiết lập lên một triều đại mới, nhà Mạc rất coi trọng công việc khoa cử tuyển chọn người tài giúp vua, giúp nước.
Khoa cử thời nhà Mạc đã làm nên một điều khác biệt so với tất cả các triều đại phong kiến trước và sau triều đại của mình, đó là đã phong tặng, công nhận và trọng dụng nữ Tiến sỹ Nho học đầu tiên và cũng là duy nhất trong lịch sử của Việt Nam – Nguyễn Thị Duệ. Điều này chứng tỏ, tư tưởng tiến bộ của các vua nhà Mạc, vì trọng dụng hiền tài mà vượt qua cản trở của tư tưởng “trọng nam kinh nữ” thời bấy giờ. Và bà Nguyễn Thị Duệ đã khẳng định, việc tuyển chọn và phong Tiến sỹ Nho học cho bà là một việc làm sáng suốt của bậc đế vương nhà Mạc.
Ngày nay, ở Việt Nam, phụ nữ ngày càng khẳng định tiềm năng, vai trò, vị thế quan trọng trong gia đình và xã hội với 50,2% dân số cả nước, 47,4% lực lượng lao động xã hội và hơn 40% các nhà khoa học ở Việt Nam. Chúng ta tự hào được sống trong một đất nước có những người mẹ Việt Nam anh hùng, những người phụ nữ anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang. Chúng ta càng tự hào về các nhà khoa học nữ Việt Nam đã vươn lên tầm cao quốc tế về khoa học.
Việt Nam là quốc gia hiếm hoi được vinh danh 3 lần cho giải thưởng Nhà khoa học trẻ tài năng quốc tế trong năm 2015, 2018 và 2022 tại Paris qua những thành tựu nổi bật trong nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học nữ trẻ Việt Nam. Trong năm 2020, 3 nhà khoa học nữ Việt Nam được vinh danh qua giải thưởng L’Oreal – UNESCO Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học các năm trước cũng được chọn lựa vào các vị trí hàng đầu trong danh sách 100 nhà khoa học xuất sắc châu Á. Đó là những Trạng nguyên Nguyễn Thị Duệ trong thời đại mới.
Nhân dịp ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10/2024 và kỉ niệm 94 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2024), xin kính chúc phụ nữ Việt Nam luôn giỏi việc nước, đảm việc nhà, có tri thức, có đạo đức, có sức khoẻ, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và đất nước, tô đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam xưa và nay.
1. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (2018), Nguyễn Thị Duệ - Nữ tiễn sĩ đầu tiên trong lịch sử khoa bảng.
https://hoilhpn.org.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/nguyen-thi-due-nu-tien-si-%C4%91au-tien-trong-lich-su-khoa-bang-28096-4529.html 04/09/2018
2. Nguyễn Sương (2022), Nguyễn Thị Duệ - nữ Trạng nguyên duy nhất trong lịch sử khoa cử Việt Nam.
https://congdankhuyenhoc.vn/nu-trang-nguyen-duy-nhat-trong-lich-su-khoa-bang-viet-nam-179220526160052834.htm 16:31 - 26/05/2022
3. Báo Pháp luật ( 2022), Tự hào vì Việt Nam có nhiều nhà khoa học nữ
https://baophapluat.vn/tu-hao-vi-viet-nam-co-nhieu-nha-khoa-hoc-nu-post462144.html, Thứ Hai 19/12/2022 05:57 (GMT+7)
Viện Nghiên cứu hợp tác phát triển giáo dục
Giấy phép xuất bản số: 552/GP-BTTTT
Tạp chí Tài chính điện tử: ISSN 2815-6188
Tạp chí Tài chính in tiếng Việt: ISSN 2615-8973
Tạp chí Tài chính in tiếng Anh: ISSN 2615-8981
Trụ sở: Số 8, Phan Huy Chú, Hoàn Kiếm, Hà Nội
VPGD: Tầng 4, Tòa nhà dự án, số 4, ngõ Hàng Chuối 1, phố Hàng Chuối, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Văn phòng tại TP. Hồ Chí Minh: Số 138 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 024.39330038 / 024.39330034
Liên hệ quảng cáo: 090.343.8833
Email: [email protected]
Email nhận bài Tạp chí in: [email protected]
Website được phát triển bởi Hemera Media
Chiều 17/11/2023, trường Tiểu học Vũ Xuân Thiều (quận Long Biên, Hà Nội) tổ chức lễ kỷ niệm 41 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và đón nhận bằng khen của UBND TP. Hà Nội, tuyên dương khen thưởng các điển hình tiên tiến.
Tham dự buổi lễ có Ủy viên Ban Thường vụ quận ủy, Phó Chủ tịch UBND Quận Long Biên Đinh Thị Thu Hương; Trưởng Phòng GD-ĐT quận Long Biên Đào Thị Hoa; Quận uỷ viên, Bí thư Đảng ủy phường Sài Đồng Dương Đình Tình; Các cựu hiệu trưởng qua các thời kỳ cùng nhiều cơ quan đoàn thể đóng trên địa bàn; các doanh nghiệp; đơn vị kết nghĩa Trung đoàn Không quân 927; Trường tiểu học Tiến Thắng B; Ban đại diện CMHS nhà trường.
Chương trình văn nghệ lễ kỷ niệm 41 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và đón nhận bằng khen của UBND TP. Hà Nội, tuyên dương khen thưởng các điển hình tiên tiến tại Trường Tiểu học Vũ Xuân Thiều.
Các đại biểu tham dự buổi lễ (Ảnh: Quốc Việt)
Để đáp lại những tấm lòng yêu thương vô bờ bến từ mọi tầng lớp nhân dân cả nước, trường Tiểu học Vũ Xuân Thiều đã tổ chức lễ kỷ niệm 41 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và đón nhận bằng khen của UBND TP. Hà Nội, tuyên dương khen thưởng các điển hình tiên tiến, phát biểu tại buổi lễ, cô Hứa Thị Thu Huyền, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Vũ Xuân Thiều đã bày tỏ sự chân thành và lòng biết ơn.
Kế thừa những thành tựu, nền tảng của các thế hệ cán bộ quản lý và giáo viên Trường Tiểu học Vũ Xuân Thiều qua các thời kỳ, thế hệ các thầy cô giáo hôm nay cũng đang từng ngày tận tình, tâm huyết với nghề, quyết tâm đổi mới để viết tiếp trang sử vẻ vang của nhà trường, khẳng định thương hiệu của một ngôi trường vinh dự được mang tên anh hùng liệt sĩ - phi công Vũ Xuân Thiều. cô Hứa Thị Thu Huyền cho biết.
Cô Hứa Thị Thu Huyền, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Vũ Xuân Thiều phát biểu tại buổi lễ (Ảnh: Quốc Việt)
Trong năm học vừa qua, tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường và các em học sinh đã khắc phục khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, về đội ngũ giáo viên; hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm học tích cực đổi mới, sáng tạo trong công tác quản lý và giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, tất cả những thành quả đạt được là phần thưởng xứng đáng cho sự nỗ lực cống hiến của thầy và trò.
Ủy viên Ban Thường vụ quận ủy, Phó Chủ tịch UBND Quận Long Biên Đinh Thị Thu Hương đại diện trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho Ban giám hiệu Trường Tiểu học Vũ Xuân Thiều.
Bà Đào Thị Hoa, Trưởng phòng GD-ĐT quận Long Biên đại diện trao tặng Bằng khen của Bộ GD-ĐT cho cô giáo Hứa Thị Thu Huyền, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Vũ Xuân Thiều (Ảnh: Quốc Việt)
Để chào mừng kỷ niệm 41 năm ngày Nhà giáo Việt Nam. Năm học 2022-2023, thầy và trò trường Trường Tiểu học Vũ Xuân Thiều vinh dự được đón nhận bằng khen của UBND TP. Hà Nội. Hiệu trưởng nhà trường được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT và được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua thành phố, được Hội đồng xét duyệt cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú năm 2023, trình Thủ tướng Chính Phủ xem xét, trình Chủ tịch nước tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú .
Đồng chí Đinh Thu Hương-UVTV-Phó CT UBND quận Long Biên, đồng chí Đào Thị Hoa Trưởng phòng GD&ĐT tặng hoa chúc mừng BGH nhà trường.
Đại biểu trao thưởng cho các giáo viên đạt giải thi GVDG cấp trường
Đại biểu trao giải thưởng cho các giáo viên đạt giải viết chữ đẹp
Cô giáo Đặng Nhật Linh đạt giải nhất thi Giáo viên dạy giỏi cấp quận và giải nhất thi Giáo viên dạy giỏi cấp thành phố. Ngoài ra, có 9 cô giáo đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở; nhiều học sinh tham gia các cuộc thi, các sân chơi trí tuệ đạt kết quả tốt; đạt 78 giải trong đó 1 giải tập thể và 77 giải cá nhân (cấp quốc tế, quốc gia, cấp TP và cấp quận).
Trường Tiểu học Vũ Xuân Thiều đã có phong trào thi đua lập thành tích, thu hút được đông đảo các thầy cô giáo và các em học sinh tham gia và đạt kết quả tốt. Hội thi Giáo viên dạy giỏi có 35 thầy cô giáo tham gia, trong đó 9 thầy cô giáo đoạt giải. Hội thi cô và trò viết chữ đẹp có 17 giải giáo viên, 41 giải học sinh. Hội diễn văn nghệ giáo viên và học sinh có 8 giải. Hội thi vẽ tranh, làm sản phẩm sáng tạo tái chế, thi viết về thầy cô và mái trường có 46 học sinh đạt giải.
“Kết quả đó chính là niềm vui, là động lực để giúp thầy và trò Trường Tiểu học Vũ Xuân Thiều tiếp tục phát huy, xây dựng và phát triển nhà trường đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số, nâng cao chất lượng giáo dục trong thời kỳ hội nhập”, cô Hứa Thị Thu Huyền cho hay.
Học sinh tặng quà, tri ân các nhà giáo lão thành
Đại diện đơn vị kết nghĩa Trung Đoàn Không Quân 927 tặng hoa chúc mừng nhà trường.
“Để có những thế hệ công dân "vừa hồng vừa chuyên" đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển của đất nước, sứ mạng của giáo dục là vô cùng lớn lao, vai trò của nhà giáo là vô cùng quan trọng. "Vinh quang của nhà giáo hóa thân trong sự thành đạt của học trò!". Chúng ta tự hào vì đã đào tạo cho đất nước những thế hệ công dân tốt cả về phẩm chất lẫn năng lực”, cô Hứa Thị Thu Huyền bày tỏ.
Em Nguyễn Ngọc Yến Nhi, học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Vũ Xuân Thiều đại diện cho hơn 1.110 học sinh Trường Tiểu học Vũ Xuân Thiều phát biểu tri ân các thầy cô, chia sẻ, thầy cô là những người lái đò đưa các thế hệ học sinh cập bến bờ tri thức, mỗi chuyến đò là biết bao công sức, tâm huyết, tình cảm mà thầy cô gửi gắm vào từng học trò.
“Chúng em biết rằng để làm được điều đó, thầy cô phải dậy sớm, thức khuya, miệt mài cặm cụi bên trang giáo án. Chúng em biết rằng đó là tất cả những giọt mồ hôi, những vất vả của các thầy cô. Tình yêu thương vô bờ bến ấy, chúng em luôn trân trọng và cất giữ trong tim mình. Nhà thơ Ta-go từng nói: Hãy cảm ơn ngọn đèn vì ánh sáng của nó, nhưng chớ quên người cầm đèn đang kiên nhẫn đứng trong đêm. Thầy cô là những người cầm ngọn đèn bất diệt của tri thức, trí tuệ, soi sáng con đường tương lai cho chúng em, chắp cánh cho ước mơ của chúng em bay cao, bay xa, cho chúng em hành trang để vững bước vào đời”, em Nguyễn Ngọc Yến Nhi nói.
Học sinh Trường Tiểu học Vũ Xuân Thiều tặng hoa tri ân cô Hứa Thị Thu Huyền, Hiệu trưởng nhà trường.
Thay mặt các bạn học sinh, em Nguyễn Ngọc Yến Nhi gửi lời cảm ơn, tri ân sâu sắc đến các thầy cô và hứa sẽ học tập tốt để xứng đáng với công lao dạy dỗ của thầy cô, góp phần xây dựng quê hương ngày càng văn minh, giàu đẹp.
Đại biểu chụp ảnh lưu niệm bên tượng đài anh hùng liệt sĩ phi công Vũ Xuân Thiều.
Cũng tại buổi lễ, Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Vũ Xuân Thiều đã tặng hoa tri ân các thầy cô nguyên là cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của nhà trường; tuyên dương, tôn vinh và tri ân các nhà giáo tiêu biểu xuất sắc năm học 2022-2023.
Một số sản phẩm đặc sắc của các em học sinh trường Vũ Xuân Thiều kính tặng các thầy cô nhân ngày 20/11
Một số hình ảnh của thầy và trò Trường Tiểu học Vũ Xuân Thiều tại lễ kỷ niệm 41 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và đón nhận bằng khen của UBND TP. Hà Nội, tuyên dương khen thưởng các điển hình tiên tiến.
Trong quá trình công tác, hiệu trưởng Hứa Thị Thu Huyền đã vinh dự đạt giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết sáng tạo” cấp Thành phố năm 2019; đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua”, “Người tốt, việc tốt” cấp Thành phố năm 2020, được tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội năm 2022. Năm 2023, chị Huyền được Hội đồng thi đua khen thưởng quận Long Biên đề nghị tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và tặng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú”.