Nếu việc nâng cao khả năng tiếng Anh sẽ mang lại kết quả tốt hơn cho việc học hay công việc của bạn, thì Tiếng Anh Mỗi Ngày có thể giúp bạn đạt được mục tiêu đó.
Nếu việc nâng cao khả năng tiếng Anh sẽ mang lại kết quả tốt hơn cho việc học hay công việc của bạn, thì Tiếng Anh Mỗi Ngày có thể giúp bạn đạt được mục tiêu đó.
NHK WORLD > Cùng nhau học tiếng Nhật > Học bằng tiếng Việt > Giải đáp câu hỏi của bạn
Chúng tôi đưa ra câu hỏi dựa trên những gì chúng ta đã học. Mỗi câu hỏi có 2 lựa chọn trả lời.
Bạn chưa đăng nhập hoặc bài hát này không phải của bạn đăng.
1. Hà Nội của [Em] tôi, mỗi [Bm] khi đông về gió se [Em] lạnh
Ngào ngạt nỗi [Am] nhớ, năm [D] tháng tan trong vòng [G] tay
[E7] Ngẩn ngơ góc [Am] phố, từng [B7] cây đèn đứng như [Em] đang [D] mơ [C] màng
Hà Nội [B7] ơi, hoa sữa rơi hay là hương tóc em.
2. Hà Nội của [Em] tôi, mỗi [Bm] khi thu về lá rơi [Em] vàng
Dào dạt trong [Am] nắng, yêu [D] dấu kín con đường [G] xưa
[E7] Đầy trong môi [Am] mắt, để [B7] ai lặng đứng yên [Em] trong [D] ngỡ [C] ngàng
Hà Nội [B7] ơi, nguyện yêu mãi mãi yêu suốt [Em] đời.
Yêu từng giọt [Am] sương trên đường [D] xưa
Như vẫn đâu [G] đây hương hoàng [Em] lan
Yêu nhịp thời [Am] gian trong vòng [B7] quay
Đạp xe đón [Em] em bom giật trên mái [B7] phố.
Yêu chiều Hồ [Am] Tây chuông chùa [D] vang
Từng cơn sóng [G] tan theo trong hôn [Em] hoàng
Hà Nội [Am] ơi mãi trong tôi đẹp như giấc [B7] mơ.
3. Hà Nội của [Em] tôi, mỗi [Bm] khi thu về lá rơi [Em] vàng
Dào dạt trong [Am] nắng yêu [D] dấu kín con đường [G] xưa
[E7] Đầy trong môi [Am] mắt, để [B7] ai lặng đứng yên [Em] trong [D] ngỡ [C] ngàng
Hà Nội [B7] ơi, nguyện yêu mãi, mãi yêu suốt [Em] đời.
Trong cuộc đời, đôi khi chúng ta có những khoảnh khắc chỉ muốn dành riêng cho một người bạn. Một người bạn thân hơn người bạn thân, thương hơn một người anh, quý hơn một người bình thường. Nói chung là người bạn mà bao năm qua dù ở đâu, dù lúc nào, dù vui hay buồn, dù đi cà phê với nhau hay không, dù liên lạc hay đứt đoạn mình vẫn luôn nghĩ rằng đó là người bạn, khi cần có thể nhấc máy ngạc nhiên rằng: sao không thể nào nguôi nhớ về nhau?
Đời người, người ta gọi đó là “tri âm”, Hoàng Tử Bé gọi là “bạn thiết”. Và tôi gọi đó là người trong bóng mình.
Huế nhỏ tự xưa đến bây giờ. Nhưng Huế có cái thẳm sâu tâm hồn không thước tấc nào đo tới được. Nên người Huế sống ở Huế, lâu dần thấm nhiễm niềm vời vợi khôn nguôi. Đi dưới Huế xanh, bạn bè bốn phương tám hướng khen Huế đẹp, tôi cười mà rằng, nơi khác còn nhiều chỗ đẹp hơn. Trôi trên đò dọc sông Hương chiều tím như thơ, bạn bè xuýt xoa Huế là nàng thơ áo tím, tôi cười rằng nếu gặp giai nhân xứ khác, người ta cũng quên mất nàng thiếu nữ Hương Giang này mất thôi. Ăn một món ngon, tôi đồ rằng sơn hào hải vị khắp thế gian này nơi đâu cũng có. Nhưng tôi e rằng một điều, cái thăm thẳm tâm hồn nhu mì mà cương nghị trong trái tim và đôi mắt người nữ, thì phải là “một đêm đàn Huế trên sông lạnh” – phi Huế ra, bất xứ nào thành!
Đó là đôi mắt đàn tranh trên phím loan chập chùng, tiếng nỉ non, réo rắt của điệu tương tư khúc cất lên từ giọng hò hanh khô mà thánh thót, cao vút non ngàn rồi hạ xuống vực sâu. Tôi đã từng nghe tiếng ca này trên sông Hương một đêm trăng tàn lạnh ngác ngơ đôi mắt người thiếu phụ. Tiếng ca tan ra cùng sóng lan mạn thuyền, la đà cùng sương khuya và ngọn đèn mờ tỏ không gian u hoài làm nên một “thanh âm Huế” không nơi nào có được.
Tôi gọi đó là thanh âm Huế của riêng tôi.
Hoài mang thanh âm Huế đi khắp nơi, sẻ chia với nhiều người xa Huế, bạn cũ đã mừng vui mà thốt lên khi có dịp trở về ngang qua những “Đêm Huế”, chứng kiến những thanh âm bắt đầu “mọc” lên những bờ bến dọc đôi mạn Hương giang. Tôi đã bắt gặp Huế tuổi trẻ của tôi trong một đêm lang thang bến gỗ Cầu Lim, nơi ngày xưa mang cái tên “Xẹc” giản dị, quen thuộc mỗi lần hẹn hò, đã từng là chỗ ngồi một phần người trẻ tuổi của Huế.
“Xẹc” ba mươi năm trước là nơi bao tâm hồn văn nhân thi sĩ Huế chọn làm nơi trú ngụ cho những câu thơ bềnh bồng khói sương rất Huế. Nơi gốc si già giờ còn chung thủy đứng, biết bao đôi mắt mơ màng, biết bao trái tim rung cảm, biết bao cuộc gặp gỡ trong bắc ngoài nam của lớp đàn anh văn nghệ sĩ trước dìu dắt lớp đàn em nhỏ theo sau. Ở đó, những chiều nắng loang, những câu thơ ra đời dẫu chưa biết để làm chi. Nhưng tôi chắc một điều, Huế không có thơ, không có nhạc, không có họa… e rằng người ta bớt thương Huế mấy phần. Mà Huế tự lúc nào không biết, khi định danh mình đã mang một danh xưng “Huế thương” đi khắp chốn. Hôm nay tôi cũng đi lại nơi này, cùng đôi mái tóc hoa râm và đuôi mắt đốm bạc, và bắt gặp những âm thanh tươi trẻ tan rộng cùng không gian. Lựa một chỗ ngồi trên bậc thềm cầu gỗ, chúng tôi ngồi say sưa hòa theo tiếng hát của tuổi trẻ, trong veo, hồn nhiên và tươi mới… Tuổi trẻ của chúng tôi đã từng ở nơi đây. Giờ đây, những thế hệ tuổi trẻ tiếp theo lại đến đây, lại làm cho quãng sông ngân lên tiếng hát dòng Hương, theo nhịp điệu mới của thời đại. Âm mái nhì mái đẩy hôm nào để biến tấu qua những nốt nhạc rộn rã tươi tắn hân hoan.
Tôi nghe Huế ngày xưa trỗi lên khúc ca của ngày mới.
Và lúc đó, tôi nghe thanh âm tiếng chuông chùa gieo xuống ngấn nước Hương giang trôi về cửa bể sông hồ.
Với xứ này, dẫu một ngàn thanh âm đọng lại, thì tiếng chuông chùa vẫn chưa bao giờ là thanh âm lẫn cùng bất cứ tiếng động cuộc sống nào. Huế có nhạc, họa, thơ thì Huế cũng phải có cả tiếng chuông chùa mỗi sớm tan trong sương, mỗi chiều hòa theo khói và lặng lẽ trong hương trầm mỗi đêm khuya. Không biết đã bao nhiêu lần, tôi đưa người bạn xa xứ của mình đi dọc hai triền sông chỉ để lắng nghe khúc sông nào tiếng chuông chùa lắng xuống sâu trong lòng nước nhất? Mê mẩn trước màu nước chuyển mình huyền ảo trên chặng Bằng Lãng mơ màng, tôi giật mình khi nghe tiếng chuông rơi xuống mặt nước, không tan ra mà lặn xuống, chìm dần mơ hồ xuống đáy sông sâu. Một chiều mùa hạ màu tím hồng, tôi đã chứng kiến giọt chuông lặn xuống sông mất hút khi đứng nhìn từ triền đồi Hà Khê. Câu ca dao xưa có gió đưa cành trúc la đà để tiếng chuông Thiên Mụ ngân nga khắp chốn, thì hôm nay một chiều đứng gió, mây tụ hội về dâng tặng mắt đời một vầng sắc tím hồng tươi tắn, rồi tiếng chuông chùa bí ẩn im lặng chìm xuống đáy sông như mang theo nụ cười huyền diệu của Mụ Trời thuở Chúa Tiên mở cõi.
Huế cho tôi những khoảnh khắc đẹp đến sững sờ.
Và bởi từ đó, tôi nhận ra rằng, trong đời sống của chúng ta, khi mình biết giữ thanh âm xứ sở trong đôi mắt và trái tim, thì dẫu có đi ngàn nơi, ngắm ngàn chốn, sống ngàn năm, vẫn đẹp nhất là khoảnh khắc tiếng nói nội tâm của mình hòa vào thanh âm của vùng đất mình đang hằng ngày đêm gắn bó.
Tôi gọi đó là thanh âm Huế của riêng mình. Như một cách nối Huế tự ngàn xưa lại với Huế hôm nay.
Cùng mắc [Am] võng trên rừng Trường [C] Sơn Hai đứa [F] ở hai [E7] đầu xa [Am] thẳm Đường ra trận mùa này đẹp [C] lắm Trường Sơn [Dm] Đông [E7] nhớ Trường Sơn [Am] Tây Trường Sơn [F] Tây anh đi Thương [Dm] em thương em bên ấy mưa [C] nhiều Con đường là gánh [Am] gạo Muỗi bay rừng [Dm] già cho dài mà tay [F] áo Hết rau [Am] rồi em có lấy măng [E7] không? Còn em [G] thương bên Tây anh mùa Đông Nước khe [C] cạn bướm bay lèn [Em] đá Biết lòng [G] anh say miền đất [Em] lạ Là chắc em [E7] lo đường chắn bom [Am] thù Anh lên [Dm] xe trời đổ cơn mưa Cái gạt [F] nước xua tan nỗi nhớ Em xuống [Dm] núi nắng về rực rỡ Cái nhành [G] cây gạt mối riêng [C] tư Từ nơi [Em] em đưa sang bên nơi [G] anh Những binh [Em] đoàn nối nhau ra tiền [G] tuyến Như tình [Em] yêu nối lời vô tận Là Đông Trường [G] Sơn [E7] nối Tây Trường [Am] Sơn
Hệ thống của chúng tôi sẽ thu thập địa chỉ IP và các thông tin web tiêu chuẩn khác của bạn như: loại trình duyệt, các trang bạn truy cập trong quá trình sử dụng dịch vụ, thông tin về máy tính & thiết bị mạng v.v… cho mục đích phân tích thông tin phục vụ việc bảo mật và giữ an toàn cho hệ thống.
Các thông tin do bạn khai báo cho chúng tôi trong quá trình làm việc như: đăng ký tài khoản, liên hệ với chúng tôi... cũng sẽ được chúng tôi lưu trữ phục vụ công việc chăm sóc khách hàng sau này.
Như mọi website hiện đại khác, khi bạn truy cập website, chúng tôi (hoặc các công cụ theo dõi hoặc thống kê hoạt động của website do các đối tác cung cấp) sẽ đặt một số File dữ liệu gọi là Cookies lên đĩa cứng hoặc bộ nhớ máy tính của bạn. Một trong số những Cookies này có thể tồn tại lâu để thuận tiện cho bạn trong quá trình sử dụng, ví dụ như: lưu Email của bạn trong trang đăng nhập để bạn không phải nhập lại ...
Bạn có thể thay đổi thông tin cá nhân của mình bất kỳ lúc nào bằng cách sử dụng chức năng tương ứng. Tuy nhiên chúng tôi sẽ lưu lại những thông tin bị thay đổi để chống các hành vi xóa dấu vết gian lận.
Hầu hết các thông tin được thu thập sẽ được lưu trữ tại cơ sở dữ liệu của chúng tôi.
Chúng tôi bảo vệ dữ liệu cá nhân của các bạn bằng các hình thức như: mật khẩu, tường lửa, mã hóa cùng các hình thức thích hợp khác và chỉ cấp phép việc truy cập và xử lý dữ liệu cho các đối tượng phù hợp, ví dụ chính bạn hoặc các nhân viên có trách nhiệm xử thông tin với bạn thông qua các bước xác định danh tính phù hợp.
Mật khẩu của bạn được lưu trữ và bảo vệ bằng phương pháp mã hoá trong cơ sở dữ liệu của hệ thống, vì thế nó rất an toàn. Tuy nhiên, chúng tôi khuyên bạn không nên dùng lại mật khẩu này trên các website khác. Mật khẩu của bạn là cách duy nhất để bạn đăng nhập vào tài khoản thành viên của mình trong website này, vì thế hãy cất giữ nó cẩn thận. Trong mọi trường hợp bạn không nên cung cấp thông tin mật khẩu cho bất kỳ người nào dù là người của chúng tôi hay bất kỳ người thứ ba nào khác trừ khi bạn hiểu rõ các rủi ro khi để lộ mật khẩu. Nếu quên mật khẩu, bạn có thể sử dụng chức năng “
” trên website. Để thực hiện việc này, bạn cần phải cung cấp cho hệ thống biết tên thành viên hoặc địa chỉ Email đang sử dụng của mình trong tài khoản, sau đó hệ thống sẽ tạo ra cho bạn mật khẩu mới và gửi đến cho bạn để bạn vẫn có thể đăng nhập vào tài khoản thành viên của mình.
Thông tin thu thập được sẽ được chúng tôi sử dụng để:
- Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ & chăm sóc khách hàng.
- Thực hiện giao dịch thanh toán & gửi các thông báo trong quá trình giao dịch.
- Xử lý khiếu nại, thu phí & giải quyết sự cố.
- Ngăn chặn các hành vi có nguy cơ rủi ro, bị cấm hoặc bất hợp pháp và đảm bảo tuân thủ đúng chính sách “Thỏa thuận người dùng”.
- Đo đạc, tùy biến & cải tiến dịch vụ, nội dung và hình thức của website.
- Gửi bạn các thông tin về chương trình Marketing, các thông báo & chương trình khuyến mại.
- So sánh độ chính xác của thông tin cá nhân của bạn trong quá trình kiểm tra với bên thứ ba.
Khi sử dụng các công cụ giao dịch và thanh toán thông qua internet, chúng tôi có thể tiếp nhận thêm các thông tin về bạn như địa chỉ username, Email, số tài khoản ngân hàng... Chúng tôi kiểm tra những thông tin này với cơ sở dữ liệu người dùng của mình nhằm xác nhận rằng bạn có phải là khách hàng của chúng tôi hay không nhằm giúp việc thực hiện các dịch vụ cho bạn được thuận lợi. Các thông tin tiếp nhận được sẽ được chúng tôi bảo mật như những thông tin mà chúng tôi thu thập được trực tiếp từ bạn.
Chúng tôi sẽ không chia sẻ thông tin cá nhân, thông tin tài chính... của bạn cho các bên thứ 3 trừ khi được sự đồng ý của chính bạn hoặc khi chúng tôi buộc phải tuân thủ theo các quy định pháp luật hoặc khi có yêu cầu từ cơ quan công quyền có thẩm quyền.
Chính sách Bảo mật này có thể thay đổi theo thời gian. Chúng tôi sẽ không giảm quyền của bạn theo Chính sách Bảo mật này mà không có sự đồng ý rõ ràng của bạn. Chúng tôi sẽ đăng bất kỳ thay đổi Chính sách Bảo mật nào trên trang này và, nếu những thay đổi này quan trọng, chúng tôi sẽ cung cấp thông báo nổi bật hơn (bao gồm, đối với một số dịch vụ nhất định, thông báo bằng email về các thay đổi của Chính sách Bảo mật).
Cùng mắc [G]võng trên rừng Trường [C]Sơn
Hai đứa [E7]ở hai đầu xa [Am]thẳm
Ðường ra [C]trận mùa này đẹp [G]lắm
Trường Sơn [Dm]Ðông nhớ Trường Sơn [Am]Tây.
Trường Sơn [Am]tây anh đi, thương [F]em, thương [Dm]em
Bên ấy mưa [C]nhiều, con đường gánh [Am]gạo
Muỗi bay rừng [Dm]già cho dài tay [F]áo
Hết rau [Am]rồi, em có lấy măng [E]không.
Còn Em [E7]thương bên tây anh mùa đông
Nước khe [G]cạn bướm bay lền [E7]đá
Biết lòng Anh say miền đất [G]lạ
Chắc em [E7]lo đường chắn bom [Am]thù
Anh lên [F]xe, trời đổ cơn [Dm]mưa
Cái gạt [C]nước xua tan nỗi [Em]nhớ
Em xuống [F]núi nắng về rực [Dm]rỡ
Cái nhành [G]cây gạt nỗi riêng [E7]tư.
Từ nơi [G]em đưa sang bên nơi [Em]anh
Những binh [G]đoàn nối nhau ra trận [Em]tuyến
Như tình [G]yêu nối lời vô [E7]tận
Ðông Trường Sơn, [Dm]nối tây Trường [Am]Sơn
Mở đầu đêm nhạc tại Sân vận động Mỹ Đình, ca sĩ tái hiện hình ảnh cô gái 17 tuổi, mặc áo dài trắng thi chung kết Giọng hát vàng Mực Tím năm 1998. Cô đàn guitar, hát Nhớ mùa thu Hà Nội của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Mỹ Tâm cho biết chọn ca khúc bởi đánh dấu bước ngoặt đầu tiên trong sự nghiệp, và thích cảm giác khán giả đồng loạt vỗ tay khi cô ngân nga những câu đầu.
Mỹ Tâm hát "Giấc mơ tình yêu" (Tường Văn sáng tác). Video: Hà Thu
Ca sĩ tiếp tục đưa người xem trở về hình ảnh thuở mới vào nghề những năm 2000, 2010 với loạt hit Cây đàn sinh viên (Quốc An), Hai mươi (Quốc Bảo), Hát với dòng sông (Quốc An), Ước gì (Võ Thiện Thanh). Hàng nghìn khán giả liên tục giơ đèn flash, hát theo từng bài gắn liền tên tuổi nữ ca sĩ. Mỹ Tâm khẳng định dù thời gian qua đi với nhiều sự đổi thay, cô vẫn là "cô gái đến từ hôm qua" như trong nhạc phẩm cùng tên của Trần Lê Quỳnh. Trong gần bốn tiếng đồng hồ, cô hát khoảng 40 ca khúc, càng về sau càng thăng hoa. Gần cuối chương trình, ca sĩ khuấy động sân khấu bằng loạt ca khúc: Người hãy quên em đi (Khắc Hưng), Nụ hôn bất ngờ (Mỹ Tâm)...
Mỹ Tâm hát, nhảy trên chiếc xe đi vòng quanh sân vận động Mỹ Đình. Video: Hà Thu
Mỹ Tâm liên tục biến hóa hình ảnh trong liveshow. Cô đầu tư hơn 20 bộ trang phục, với nhiều màn thay đồ chớp nhoáng trên sân khấu. Ngoài dòng pop ballad sở trường, cô thử sức với EDM (Cô ấy là ai, Đâu chỉ riêng em - hai bài hát trong album Tâm 9, Khắc Hưng), hiphop (Love you to the moon and back - Wowy viết cùng nhà sản xuất Phạm Hải Âu). Ở tuổi 41, Mỹ Tâm giữ thể lực tốt, nhảy sung trong phần lớn tiết mục của liveshow. So với thời mới vào nghề, vũ đạo của ca sĩ tiến bộ vượt bậc, hút fan với nhiều điệu nhảy chuyên nghiệp, trong đó có phần sexy dance với đạo cụ là ghế. Cô cũng thể hiện tài gảy đàn cổ tranh, múa quạt.
Liveshow ghi điểm ở phần dàn dựng, các tiết mục được đầu tư vũ đạo cùng âm thanh, ánh sáng hoành tráng. Ảnh: Giang Huy
Tự nhận mình "nhạt" và "vô duyên" nhưng Mỹ Tâm đảm nhiệm tốt vai trò dẫn dắt chương trình, với phong cách giản dị, gần gũi. Cô nhiều lần gọi khán giả là "người nhà", "người thân", liên tục khóc, quỳ cảm ơn, làm biểu tượng trái tim, nói yêu họ. Cuối liveshow, cô ngồi trên chiếc xe được thiết kế riêng cho show, đi vòng quanh sân vận động để đến gần khán giả hơn.
Trong phần giao lưu với Phan Mạnh Quỳnh, Khắc Hưng, cô nói ba chị em đều không có tài ăn nói, chỉ biết thể hiện tiếng lòng bằng âm nhạc. Cô yêu cầu hai nhạc sĩ ngẫu hứng sáng tác ca khúc chủ đề "tri âm". Mỹ Tâm bắt đầu với câu: "I love you, tri âm". Khắc Hưng nối tiếp: "I love you too, tri âm". Phan Mạnh Quỳnh đáp: "I love you too too, tri âm". Trước khi giới thiệu bài Love you to the moon and back hát với Wowy, Mỹ Tâm nói về chuyện trời trăng thanh gió mát tưởng chừng không liên quan, cuối cùng dẫn dắt đến ca khúc.
Mỹ Tâm hát "Như một giấc mơ" do chính cô sáng tác. Video: Hà Thu
30.000 khán giả góp phần làm nên thành công đêm nhạc lớn nhất trong sự nghiệp nữ ca sĩ. Từ đầu giờ chiều, người hâm mộ trong fandom Mỹ Tâm đã có mặt tại Sân vận động Mỹ Đình, mang theo nhiều banner cổ vũ cô: "Thanh xuân đẹp nhất khi có chị", "Cảm ơn vì 20 năm"... Nhiều khán giả đến từ TP HCM và các tỉnh thành như Đà Nẵng, Thanh Hóa, Nghệ An, Bắc Giang... có mặt từ sớm.
Trên khán đài, khán giả trải dài nhiều lứa tuổi, chủ yếu thuộc thế hệ 8x, 9x liên tục hát theo, cổ vũ nữ ca sĩ. Khi Mỹ Tâm bộc lộ khoảnh khắc yếu đuối, họ càng nhiệt tình vỗ tay, hô tên cô. Nghẹn ngào hát Đời là giấc mơ - nhạc phim Chị trợ lý của anh, ca sĩ nói những lúc cô đơn, tuyệt vọng nhất, cô nghĩ đến niềm hạnh phúc khi đứng dưới ánh đèn sân khấu. Sau phần song ca với khách mời Hà Anh Tuấn, cô liên tục dựa vào vai đồng nghiệp khóc.
Mỹ Tâm nhảy khi biểu diễn bài "Cô ấy là ai?" (Khắc Hưng). Ảnh: Giang Huy
Ngân Hà (23 tuổi, Hà Nội) đi cùng bạn trai người Anh - Mark - đến xem show. Suốt bốn tiếng, cô dịch cho anh nghe các phần giao lưu của ca sĩ, lời bài hát. Lần đầu đến xem concert của một ca sĩ Việt Nam, Mark cho biết ấn tượng bởi giọng hát Mỹ Tâm, sân khấu hoành tráng và sự nhiệt tình của khán giả. Anh cho biết sẽ tìm hiểu thêm về âm nhạc của nữ nghệ sĩ.
Hồng Anh (30 tuổi, Hà Nội) nói: "Giọng hát của Mỹ Tâm đưa tôi trở về những năm tháng cấp hai, khi đón chờ từng ca khúc của chị phát trên tivi rồi chép vào sổ. Tôi không còn là cô học trò nhỏ ngày đó nhưng chị vẫn là cô gái đến từ hôm qua, với giọng hát luôn đong đầy xúc cảm".
Người Hàn Quốc hiện dùng cả hai thứ lịch: dương lịch và âm lịch nên họ vui đón cả hai Tết: Tết dương lịch và Tết âm lịch cổ truyền. Tết Dương lịch: Hàn Quốc cũng giống như các nước phương Tây, được tính từ thời khắc giao thừa giữa đêm 31/12 năm cũ dương lịch bước sang những giây phút đầu tiên của sáng ngày 1/1 năm mới dương lịch. Tết dương lịch là một ngày đại lễ và được mọi người ưa chuộng, nhất là giới trẻ vì nó đến ngay sau Lễ Noel khiến cho mọi người đều hiểu rõ giá trị của những ngày nghỉ sau một năm làm việc và học tập căng thẳng. Tuy nhiên, Tết dương lịch không dài ngày, người ta thường chỉ có những hoạt động lễ hội và vui chơi vào hai ngày đầu năm mới, đến ngày mùng 3 mọi người lại tiếp tục các công việc thường ngày của một năm mới.
Tết âm lịch cổ truyền: cũng được tính từ thời khắc giao thừa của năm cũ âm lịch, tuỳ theo từng năm có thể là ngày 29/12 năm cũ âm lịch ( nếu là năm thiếu) và là ngày 30/12 (nếu là năm đủ). Tuy nhiên, Tết âm lịch cổ truyền hiện vẫn là tết chính và là đại lễ long trọng nhất trong năm âm lịch cổ truyền của Hàn Quốc. Để hiểu rõ đặc sắc của loại tết này, trước hết xin được giới thiệu vài nét về âm lịch của người Hàn Quốc.
Từ thời Tam Quốc ( trước công nguyên) của Hàn Quốc, những người nông dân của xứ xở Kim Chi đã có thói quen dùng một loại lịch dựa trên vòng quay của mặt trăng quanh trái đất. Một tháng có 29 hay 30 ngày, và có 12 tháng trong một năm. Tuy nhiên cộng lại thì có 354 ngày trong một năm so với 365 ngày theo dương lịch. Để bù lại sự chênh lệch 11 ngày này, cứ 33 tháng lại có một tháng nhuận 30 ngày gọi là yundal. Vì nó là sự lặp lại của tháng trước, tháng nhuận được coi là sự may mắn, không có những ngày “xui”. Lễ cưới và các lễ khác thường được chọn vào thời gian này. Mặc dù dương lịch của phương Tây đã được chính thức dùng từ thế kỷ 19 nhưng đa số người Hàn ngày nay vẫn tính những ngày quan trọng của họ bằng âm lịch, và do đó mặc dù tiếp theo Lễ Noel mừng Chúa Giáng sinh (25/12) người Hàn lại tiếp tục đón Tết dương lịch cũng như người Nhật song có điều khác tiếp theo đó, thường là sau khoảng hơn tháng nếu như người Nhật hầu như không đón Tết âm lịch nữa thì ngược lại cũng giống như nhiều nước Đông Á khác ( như Trung Quốc, Việt Nam...), người Hàn vui đón Tết âm lịch còn long trọng hơn nhiều so với Tết dương lịch vì đó mới thực sự là Tết cổ truyền của dân tộc Hàn.
Tết âm lịch cổ truyền của người Hàn Quốc theo tiếng Hàn gọi là Seol thường rơi vào cuối tháng 1 hoặc đầu tháng 2 dương lịch, là đại lễ quan trọng nhất trong năm, còn có tên gọi là Won Dan theo âm tiếng Trung Quốc là Tết Nguyên đán. Cũng như Việt Nam, mặc dù chính thức năm mới và cũng là bắt đầu vào Tết được tính từ thời khắc giao thừa song trên thực tế không khí Tết đã tràn ngập từ những ngày cuối năm âm. Vào ngày 30 Tết, các gia đình đều đã lo dọn vệ sinh sạch sẽ nhà cửa. Buổi tối trước giao thừa, họ thường tắm bằng nước nóng để tẩy trần. Các thanh tre được đốt trong nhà lúc giao thừa để xua đuổi tà ma vì tục truyền do tiếng nổ của các thanh tre sẽ làm cho ma quỷ khiếp sợ bỏ chạy. Đêm giao thừa không ai ngủ cả, vì theo truyền thuyết nếu ngủ thì sáng hôm sau sẽ bị bạc trắng cả lông mi và đầu óc kém minh mẫn khi thức dậy.
Ngày mùng 1 Tết Nguyên Đán, tiếng Hàn gọi là Sollal có ý nghĩa rất quan trọng vì đó là ngày đầu tiên của một năm mới. Trong những tuần giáp Tết, người Hàn nhất là các bạn trẻ thường đã trao đổi bưu thiếp cho nhau để cảm ơn về những quan hệ đã có trong năm cũ và cầu chúc nhau một năm mới hạnh phúc đang đến. Riêng với những người theo đạo Thiên chúa giáo thì còn gửi thiếp chúc mừng nhau nhân ngày Lễ Noel 25/12 cũng như các nước phương Tây. Tuy nhiên, đối với thế hệ trẻ - nhất là với những cặp tình nhân thì hầu như không có giới hạn vào ngày nào vì dù là Lễ Noel, Tết dương lịch hay Tết âm lịch... tất cả chỉ là “nguyên cớ” hay chính xác hơn đó là những thời cơ để họ “tỏ tình”, dành cho nhau những tình cảm tốt đẹp nhất.
Theo quy định chung của Nhà nước thì các công sở của Hàn Quốc thường đóng cửa, cho người lao động nghỉ Tết từ ngày 29 (hoặc 30) của tháng 12 âm lịch năm cũ cho đến hết ngày mùng 2 Tết. Tuy nhiên, tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ riêng của từng đơn vị và cá nhân người lao động mà có thể nghỉ dài hơn. Đối với chung cả xã hội và nhiều gia đình người Hàn thì không khí Tết còn kéo dài đến qua ngày trăng tròn đầu tiên trong năm được gọi là ngày Daeboreum mà ở Việt Nam, Trung Quốc...vẫn gọi là Tết Nguyên Tiêu (Rằm Tháng Giêng).
Vào những ngày Tết, mọi người đều mặc trang phục truyền thống hanbok hoặc chọn cho mình những bộ quần áo đẹp nhất, cả gia đình cử hành nghi lễ thờ cúng tổ tiên. Sau lễ nghi này, những người ít tuổi trong gia đình sẽ cúi lạy những người lớn tuổi trong gia đình. Như nhiều quốc gia Á Đông khác, trẻ em Hàn Quốc cũng luôn là đối tượng được quan tâm, cưng chiều nhất trong dịp Tết. Sau khi các cháu làm động tác cúi đầu chào năm mới (sebae) trước người lớn và chúc họ may mắn (bok), chúng sẽ được người lớn thưởng tiền hoặc có khi là vàng, ngọc hay một món quà quý nào đó tuỳ thuộc vào tuổi, vị trí của chúng trong gia đình và đương nhiên là cả điều kiện, hoàn cảnh, quan niệm của từng gia đình nữa.
Với các trẻ em trong những ngày Tết Nguyên Đán còn là dịp chúng được thoả sức tham gia vào các trò chơi truyền thống được tổ chức ở các nơi công cộng như các trò: kéo co, thả diều, bập bênh và yut-nori, một loại trò chơi trên ván gỗ dùng gậy. Tuy nhiên, những trò chơi này đang phải nhường chỗ dần cho các trò chơi điện tử hiện đại và do đó cũng đang đặt ra cho các ngành văn hoá, thể thao và kể cả giáo dục đào tạo của Hàn Quốc cần phải có giải pháp thế nào để không bị mai một dần các trò chơi truyền thống đó.
Bàn về văn hoá Tết Nguyên Đán Hàn Quốc không thể không nhắc đến văn hoá ẩm thực trong mối quan hệ chặt chẽ với các nghi thức thờ cúng Thần, Phật và tổ tiên. Đồ ăn để cúng Thần, Phật, tổ tiên được các gia đình chuẩn bị từ trước Tết, bao gồm cả thành phẩm hoặc mới chỉ là các nguyên phụ liệu hoặc bán thành phẩm sơ chế. Vào Đêm giao thừa, người Hàn phải hoàn tất các đồ ăn đã chế biến để đem đặt lên bàn thờ, có khi tới hơn 20 món, trong đó nhất thiết phải có món chính là ttok-kuk (là một loại phở nước được chế từ bò hay gà). Ngoài ra là cá khô, thịt bò khô, bánh bao hấp, hoa quả, rau, hồng khô và các loại bánh cổ truyền.
Thực đơn cho ngày Tết, nhất là trong ngày mùng 1 có thể khác nhau tuỳ địa phương, nhưng phổ biến chung cho toàn quốc thường có món ttok-kuc. Người Hàn cho rằng, ngày Tết ăn ttok-kuk có nghĩa là “ăn” một năm khác.
Các món ăn khác cũng hay dùng trong dịp Tết là bánh bao, bánh pindaettok (bánh tráng kếp đậu xanh) và sujonggwa (chè quế) hay shikhye, một loại rượu pân nấu bằng gạo. Tuy nhiên, có một món không thể thiếu đối với các gia đình Hàn Quốc không chỉ dịp Tết mà cả quanh năm, đó là món cay kim chi. Vào ngày Tết luôn có món gakkimchi, nghĩa là kim chi làm với lá cải xanh trộn với vừng trắng. Một món mặn truyền thống cũng không thể thiếu vắng là món chigae, chế từ các loại thịt hoặc cá thu nấu mềm, người lớn tuổi rất thích. Hoặc món thịt viên bulgogi, giới trẻ rất thích ăn cùng với nưóc chấm pa-jun chua ngọt. Ngoài ra còn có một món đặc biệt là bibim, tức cháo gạo nếp nấu với thịt bò và rau đậu.
Trong số các loại bánh truyền thống ngày tết, phải kể đến bánh
làm bằng đậu nành, khoai và rau quả. Hoặc bánh
làm bằng đậu phụ với trái cây xắt nhỏ, ăn trong khi uống trà.
Bên cạnh tính đa dạng ngày càng tăng của nhiều loại đồ uống hiện đại từ phương Tây du nhập vào như các loại rượu, bia, nước ngọt, cà phê... thì ngày nay cũng như nhiều nước Á Đông khác, uống trà theo kiểu Hàn Quốc vẫn là thói quen văn hoá ẩm thực của người Hàn. Mặc dù cuộc sống công nghiệp khẩn trương, hối hả đã khiến cho nhiều gia đình Hàn Quốc thường ngày khó thực hiện được tập tục uống trà theo đúng các nghi thức riêng của “trà đạo” Hàn Quốc, song với không ít gia đình có nề nếp gia phong truyền thống ở làng quê và kể cả đô thị vẫn duy trì được các nghi thức “trà đạo” trong những ngày lễ tết dân tộc hay những ngày giỗ, ngày vui riêng của gia đình. Một vài loại trà ngon có hương vị đặc biệt mà người Hàn hay dùng vào dịp Tết là trà camip ướp lá trái cây hồng, rất thơm; trà saenggang ướp gừng; trà kyepicha ướp quế; trà insam trộn với sâm, rất quý; đặc biệt nhất là trà omija chỉ có ở Hàn Quốc, có đủ cả 5 vị ngọt, chua, mặn, cay và đắng.
Vì trên 50% dân số Hàn Quốc theo đạo Phật, đạo Khổng và đạo Lão đều du nhập từ Trung Quốc, Ấn Độ từ nhiều thế kỷ trước nên đa số các gia đình Hàn Quốc đến nay vẫn rất coi trọng việc thờ cúng Đức Phật, Thần linh và Tổ tiên. Vào dịp Tết, các gia đình đều tiến hành nghi lễ cúng Phật, Thần linh và Tổ tiên vào thời khắc giao thừa. Tiếp theo, vào sáng sớm mùng 1 Tết, sau khi cả nhà tắm rửa vệ sinh sạch sẽ, mặc quần áo cổ truyền, uống gui balli sool, một loại rượu bổ làm cho thính giác tinh nhạy, cả nhà lại tiến hành tiếp nghi lễ cúng Tổ tiên gọi là Chesa do trực tiếp người trưởng nam đứng ra làm nghi lễ. Đồ cúng cùng với rượu gạo được bày trên mặt bàn giữa nhà. Trên đó cũng đặt các bài vị tổ tiên viết trên giấy sớ sẽ đốt đi sau khi cúng. Chủ gia đình thắp hương, khấn mời Tổ tiên, cả nhà cùng bái lạy làm
lễ. Sau lễ Chesa là lễ Seba, con cái bái lạy cha mẹ, ông bà. Cả nhà quây quần cùng nhau thụ lộc những đồ ăn vừa cúng Tổ tiên. Sau đó mọi người sẽ đi chúc tết hàng xóm, người thân, đi thăm mộ Tổ tiên và du xuân đến những nơi danh lam, thắng cảnh, hoặc thăm các vườn hoa, cây cảnh, viếng chùa ngày xuân. Họ thường đến những nơi đã được xây dựng từ các triều đại cũ theo triết lý “thiên địa nhân hoà đồng” của đạo Lão. Đó là vườn Anapchi ở Kyogju, cách Seoul 360 km về phía Đông Nam, xây dựng từ thời Schlla- năm 935 hoặc cảnh vườn Soswaewon ở Kangnung phía Đông Seoul xây dựng từ thời Yang San-bo (1503-1577). Lớp trẻ ở Seoul thì hay đi thăm vườn Namwon đã được xây dựng từ 500 năm trước đây...
Câu chúc tết phổ biến nhất của người Hàn Quốc là “say hay boke-mahn he pah du say oh”, có nghĩa “ mong nhiều phúc lành năm mới sẽ đến với bạn”. Trong những ngày tết, nhà nào cũng treo “Bok jo ri” ở ngoài cửa. Bok jo ri là một cái xẻng bằng rơm dùng để hốt thóc gạo rơi vãi. Người Hàn treo vật này ngoài của với mong muốn nhận được phúc lộc quanh năm.
Cũng giống như Việt Nam và nhiều nước Đông Á khác, trong những ngày Tết Nguyên Đán cổ truyền đã là dịp để các thành viên xa gia đình trở về đoàn tụ trong sự hoà thuận, yêu thương và mọi người đều trang phục đẹp, lịch sự, nói với nhau bằng những lời chúc tốt đẹp nhất. Tuỳ theo mỗi quốc gia, dân tộc mà có những đặc sắc riêng trong văn hoá Tết, song nét đẹp chung bao trùm tất cả vẫn là tính chân, thiện, mỹ - một nét đẹp đậm tính nhân văn Á Đông mà trên đây Hàn Quốc là một minh chứng rõ nét.