Thành Tựu Kinh Tế Mĩ Tây Âu Nhật Bản

Thành Tựu Kinh Tế Mĩ Tây Âu Nhật Bản

Trong bài thứ tư này, các bạn sẽ được PGS.TS Vũ Quang Hiển hướng dẫn ôn thi nội dung “Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945 – 2000)”.

Trong bài thứ tư này, các bạn sẽ được PGS.TS Vũ Quang Hiển hướng dẫn ôn thi nội dung “Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945 – 2000)”.

Chăm sóc bà mẹ và trẻ em tốt hơn

Nhờ chăm sóc y tế tốt hơn, ngày nay, các quốc gia đều giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh, mang lại tương lai tươi đẹp cho các "thiên thần nhỏ".

Hầu như trẻ em nào sinh ra tại khu vực Tây Thái Bình Dương cũng đều được các y tá, bác sĩ sản khoa hoặc "cô đỡ" thôn bản lành nghề đỡ đẻ. Chẳng hạn như ở CHDCND Lào, nữ hộ sinh Vonechai là người cần mẫn, yêu nghề chào đón những em bé ra đời.

Được thông qua vào năm 2003, Công ước Khung về Kiểm soát Thuốc lá của WHO là hiệp ước y tế công cộng đầu tiên trên thế giới. Hiệp ước hiện là luật ở tất cả các quốc gia ở Tây Thái Bình Dương, nhằm làm giảm tỷ lệ hút thuốc, hạn chế tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe.

Bỏ hút thuốc là cách để bảo vệ sức khỏe

Năm 2012, Australia là nước đi tiên phong trong cảnh báo tác hại của thuốc lá lên bao thuốc, kể từ đó rất nhiều quốc gia đã làm tương tự nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của hút thuốc.

Giảm số ca tử vong do sốt rét

Tử vong do sốt rét ở khu vực Tây Thái Bình Dương đã giảm 88% trong hai thập kỷ qua.

Năm 2017, chương trình Loại trừ bệnh sốt rét vùng sông Mekong được thành lập và 3 nước Campuchia, Lào và Việt Nam hiện đang trên đà loại trừ bệnh sốt rét.

Giảm bệnh tật nhờ tiếp cận với nước sạch sinh hoạt

Kể từ những năm 2000, cải thiện khả năng tiếp cận với nước sạch, vệ sinh môi trường và vệ sinh đã góp phần giảm 60% số ca tử vong do bệnh tiêu chảy.

Tiếp cận nước sạch giúp giảm nguy cơ bệnh truyền nhiễm, đặc biệt giảm tử vong do tiêu chảy.

WHO tiếp tục hợp tác với các chính phủ và đối tác trong khu vực để đạt được mục tiêu tất cả mọi người đều được tiếp cận với nước sạch, đặc biệt nước uống an toàn vào năm 2030.

Năm 1976, WHO triển khai Chương trình Tiêm chủng mở rộng và ngày nay, hơn 90% trẻ em ở Tây Thái Bình Dương được tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu-uốn ván-ho gà.

Vaccine phòng 20 bệnh khác cũng đã trở nên phổ biến, giúp con người sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn.

Những năm gần đây, một số bệnh truyền nhiễm đã được loại trừ khỏi các quốc gia trong khu vực Tây Thái Bình Dương.

12 quốc gia trong khu vực đã loại trừ bệnh giun chỉ bạch huyết (bệnh do ký sinh trùng có thể ảnh hưởng đến hệ bạch huyết và dẫn đến phì đại các bộ phận trong cơ thể, gây đau và tàn tật).

Ngoài ra, bệnh sởi, rubella và đau mắt hột (nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa trên toàn cầu) cũng đã được loại trừ ở một số quốc gia trong khu vực.

Thái Bình Dương là nơi có nhiều cư dân sinh sống trên các hòn đảo, quần đảo cũng như có nhiều quốc đảo. Tầm nhìn quần đảo khỏe mạnh thông qua năm 1995 nhằm tạo ra một môi trường sống năng động, cân bằng giữa công việc với các hoạt động thể chất như tập thể dục thể thao để phòng ngừa các bệnh mạn tính.

Cân bằng giữa công việc và cuộc sống, tích cực tham gia các hoạt động thể dục thể thao giúp bạn khỏe mạnh và sống lâu hơn

Đợt bùng phát dịch SARS năm 2003 là lần đầu tiên thông tin về một căn bệnh mới được thu thập và chia sẻ với công chúng theo thời gian thực. WHO cùng các quốc gia và đối tác có thể nhanh chóng điều nguồn nhân lực, thuốc men và trang thiết bị y tế tới nơi cần thiết nhất để dập dịch.

Bài học từ SARS cùng một số dịch bệnh mới nổi khác như MERS, cúm gia cầm,...đã giúp WHO liên tục tăng cường an ninh y tế, bao gồm thông qua  Chiến lược Châu Á Thái Bình Dương về các Bệnh mới nổi và Các Trường hợp Khẩn cấp về Sức khỏe Cộng đồng .

Khi dịch COVID-19 xuất hiện, WHO đã hỗ trợ các quốc gia phản ứng nhanh chóng và có chiến lược, góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong. Nhờ đó, tỷ lệ tử vong do COVID-19 ở nhiều quốc gia Tây Thái Bình Dương tương đối thấp. Khu vực đạt được tỷ lệ tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cao, đặc biệt ở các nhóm dân cư dễ bị tổn thương.

Tuổi thọ tăng, người dân sống lâu và khỏe mạnh hơn

Khi WHO ra đời vào năm 1948, tuổi thọ trung bình của người dân ở khu vực Tây Thái Bình Dương chỉ từ 40 tới 50 năm.

Hiện nay, bình quân, người dân tại khu vực Tây Thái Bình Dương có thể sống lâu gấp rưỡi, thậm chí gần gấp đôi, với tuổi thọ trung bình là 77 tuổi.

Tuổi thọ của các quốc gia thành viên WHO Tây Thái Bình Dương hiện nay đã tăng gấp rưỡi, gần gấp đôi so với 75 năm trước

Người cao tuổi hiện nay sống khỏe mạnh hơn và năng động hơn, già hóa dân số ngoài là thách thức cũng có thể mang đến những cơ hội phát triển, tận dụng tri thức và kinh nghiệm của người cao tuổi để làm lợi cho xã hội.

Nhờ tiêm chủng, Khu vực Tây Thái Bình Dương đã không còn bệnh bại liệt kể từ năm 2000.

Nhờ tiêm chủng, các nước Tây Thái Bình Dương đã thanh toán bệnh bại liệt

Bệnh bại liệt chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em dưới 5 tuổi, có thể dẫn đến bại liệt hoặc tử vong. WHO cùng các Quốc gia Thành viên và các đối tác giữ vững thành tựu này thông qua tiêm chủng và tăng cường hệ thống y tế.