Sapphire Center Ngọc Khánh

Sapphire Center Ngọc Khánh

Vincom Center Phạm Ngọc Thạch có gì ăn chơi, mua sắm? Trung tâm thương mại (TTTM) này là biểu tượng cho phong cách sống năng động của thành phố với kiến trúc hiện đại hoàn toàn mới, thay đổi diện mạo của khu vực và mang đến những chuẩn mực mới về phong cách sống và trở thành điểm đến lýlí tưởng của cộng đồng thời thượng.

Vincom Center Phạm Ngọc Thạch có gì ăn chơi, mua sắm? Trung tâm thương mại (TTTM) này là biểu tượng cho phong cách sống năng động của thành phố với kiến trúc hiện đại hoàn toàn mới, thay đổi diện mạo của khu vực và mang đến những chuẩn mực mới về phong cách sống và trở thành điểm đến lýlí tưởng của cộng đồng thời thượng.

Phòng tập gym Elite Fitness đẳng cấp

Elite Fitness nằm tại tầng 7 của tòa nhà, với tổng diện tích hơn 2,671 m2, là khu phòng tập đẳng cấp được trang bị hệ thống bể bơi, bể sục jacuzzi, phòng xông hơi, máy luyện thể lực, máy phân tích chỉ số cơ thể hiện đại, tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, cùng đội ngũ huấn luyện viên tận tình, chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, am hiểu về chế độ tập luyện, sức khỏe và thể chất kết hợp với các chương trình luyện tập hiện đại nhất chắc chắn sẽ đem lại cho quý khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời.

Phòng tập Elite Fitness hiện đại thỏa mãn các tín đồ mê fitness (Nguồn: Internet)

Hãy đến Vincom Center Phạm Ngọc Thạch để có thể trải nghiệm được những dịch vụ cao cấp và tiện ích hiện đại bậc nhất bạn nhé!

Đây là tên dùng để gọi một nhóm vật dụng, chữ Hán tự ghi là bài, nghĩa là “cái bảng, mảnh ván đề chữ làm dấu hiệu để yết thị; chiếc thẻ dùng để làm tin”. Từ tên chung là thẻ bài, tùy theo chất liệu làm nên chiếc thẻ mà có sự phân biệt là: kim bài (bài bằng vàng), ngân bài (bài bằng bạc), mộc bài (bài bằng gỗ), thạch bài (bài bằng đá)...; hay tùy theo công năng của từng chiếc thẻ mà gọi là: bội bài (bài để đeo), tín bài (bài làm tín vật), lệnh bài (bài giao việc)...

Những thẻ bài này là vật dụng đặc biệt, dùng để ghi công hay để phân biệt danh tính, phẩm hàm, địa vị, chức phận của các hạng quý tộc, quan binh thời Nguyễn. Theo khảo cứu của Đặng Ngọc Oánh trong bài Les distintions honorifiques annamites (B.A.V.H. No.4/1915) và của L. Sogny trong bài Les plaquettes des dignitaires et des mandarins à la Cour d’Annam (B.A.V.H. No.3/1926), thẻ bài gồm hai loại: một loại là những huân chương, huy chương để tưởng thưởng công trạng hay huy chương danh dự của triều đình ban tặng cho các bậc vương công, đại thần, binh sĩ và cả những người nước ngoài phụng sự cho triều Nguyễn. Loại kia là những “phục trang” đặc biệt để phân biệt địa vị, phẩm hàm của những hạng người khác nhau trong xã hội. Ngoài ra, còn có những chiếc thẻ bài có giá trị như giấy thông hành, dùng để ra vào nơi cung cấm, hay được dùng như giấy ủy nhiệm của quan lại cấp trên giao việc cho thuộc hạ.

Khởi thủy, vua Gia Long (1802 - 1820) cấp cho các quan trong Cơ Mật Viện một ngân bài (bài bằng bạc) để ra vào Đại Nội. Năm 1834, vua Minh Mạng (1820 - 1841) bắt đầu cho làm các thẻ bài bằng vàng, gọi là kim bài, có đề 4 chữ Hán: Cơ Mật Đại Thần để ban cho các quan lại cao cấp được sung vào Cơ Mật Viện. Tùy theo chức tước và phận sự, các thẻ bài do triều Nguyễn ban tặng cho các quan được làm bằng vàng, bằng bạc mạ vàng hay bằng bạc. Từ năm Thành Thái thứ 16 (1906) trở đi, quan lại văn võ từ hàm thất phẩm trở lên nhận thẻ bài làm bằng ngà, từ thất phẩm trở xuống nhận thẻ bài làm bằng sừng trâu. Bài của quân lính phục vụ trong Đại Nội thì làm bằng chì, sau đổi làm bằng gỗ mun.(*)

Quý nhất trong các loại thẻ bài chính là các kim bài của các bậc đế hậu hay quý tộc cao cấp. Đây là những món đồ trang sức của vua chúa, đồng thời cũng là vật thể hiện địa vị và đẳng cấp của người sở hữu chúng. Ngoài kim bài,vua, hoàng hậu, hoàng tử, công chúa và các vương tôn còn đeo kim khánh và ngọc khánh. Nhà vua còn dùng kim bài, kim khánh và ngọc khánh như vật phong tặng, quà kỷ niệm hay vật ân thưởng cho quý tộc và quan lại cao cấp trong những dịp đặc biệt.

Kim bài của các vua triều Nguyễn thường có hình chữ nhật (8,5cm x 5cm), có 4 chữ Hán Thái bình thiên tử bằng vàng chạm nỗi và nạm 10 viên kim cương. Ngoài ra còn có loại kim bài hạng hai, khắc 4 chữ Hán Đại bang duy bình bằng vàng chạm nỗi và nạm 10 hồng ngọc, xung quanh có viền hoa văn hình lưỡng long khắc chìm.

Kim khánh làm bằng vàng có đính các hạt trân châu, mã não, là thứ huy chương quan trọng bậc nhất của triều Nguyễn. Dưới triều Gia Long và Minh Mạng, kim khánh chỉ dành riêng cho các thành viên hoàng gia và các quan lại có hàm đại học sĩ. Dưới triều Thiệu Trị (1841 - 1847) và Tự Đức (1848 - 1883) kim khánh gồm hai hạng: đại kim khánh và kim khánh. Từ năm 1885 triều đình đổi thành bốn hạng: đại kim khánh có đề 4 chữ Hán Báo nghĩa thù huân; trung kim khánh (hình dáng như đại kim khánh như nhẹ hơn); kim khánh có đề 4 chữ Hán Sanh thiện thượng công và tiểu kim khánh có đề 4 chữ Hán Lao năng khả tưởng. Mặt sau các kim khánh thường khắc ghi niên hiệu của triều vua cho chế tác và ban tặng kim khánh. Năm Thành Thái thứ 2 (1900), triều đình bỏ hạng trung kim khánh và thiết lập hệ thống kim khánh mới gồm ba hạng: nhất hạng kim khánh, nhị hạng kim khánh và tam hạng kim khánh dùng để trao trặng cho quần thần và cho cả người Pháp. Mặt sau các kim khánh này có khắc các chữ Hán Đại Nam hoàng đế sắc tứ. Đến triều Khải Định (1916 - 1925), kim khánh làm bằng vàng, có đề 4 chữ Khải Định ân tứ, được đựng trong một hộp bạc, chạm trỗ hoa văn lưỡng long triều nhật, chính giữa mặt trong có một ô hình trái xoan đề 4 chữ Hán Khải Định niên tạo và phía dưới có chữ ký nghệ nhân chế tác ở bên trái. Đối với các kim khánh ban cho phái nữ thì xung quanh các Hán tự có trang trí 2 hình chim phụng.(*)

Ngọc khánh có hình dáng tương tự như kim khánh nhưng được làm bằng ngọc quý, chủ yếu làm bằng cẩm thạch. Mặt trước ngọc khánh thường khắc 4 chữ Hán Thụ thiên vĩnh mệnh. Mặt sau khác niên hiệu của vị vua đang trị vì vào thời điểm ngọc khánh được chế tác hay ban tặng.

Việc chế tác các kim bài và kim khánh dưới thời Nguyễn được giao cho Kim ngân tượng cục thực hiện. Kim ngân tượng cục do vua Minh Mạng cho lập vào năm 1834, trực thuộc Sở Nội tạo. Đây là nơi trưng tập các thợ thủ công tài giỏi trong cả nước về nghề kim hoàn. Họ được tuyển vào làm việc ở Kim ngân tượng cục này để chuyên chế tác các vật dụng bằng vàng và bạc, cung ứng cho nhu cầu của hoàng gia và triều đình. Ngoài Kim ngân tượng cục, triều Nguyễn còn cho mở thêm hai tượng cục khác, chuyên chế tác các vật dụng liên quan đến vàng bạc. Đó là Kim mạo tượng ty chuyên chế tạo mũ mão bằng vàng cho vua và hoàng gia và Kim tương tượng ty chuyên chế tạo các vật phẩm có thếp vàng.(*)

Kim bài khắc các chữ An Tĩnh Công rao bán trên eBay.

Vua, hoàng hậu và các thành viên hoàng gia thường mang kim bài, kim khánh, ngọc khánh... trong các dịp thiết đại triều, trong những lễ lạt quan trọng của triều đình và trong các dịp nghinh đón quốc khách. Riêng vua Khải Định, thì ngoài kim bài, kim khánh và ngọc khánh, nhà vua còn đeo thêm các huy chương như Bắc Đẩu bội tinh, Long bội tinh… mà chính phủ Pháp trao tặng, nhất là trong các dịp lễ lạt có sự hiện diện của quan lại mẫu quốc.

165 năm sau ngày nhà Nguyễn cáo chung, phần lớn kim bài, kim khánh, ngọc khánh... của triều Nguyễn đã trở thành cổ vật trong các bảo tàng và sưu tập tư nhân ở nước ngoài. Trong một bài viết mới công bố gần đây, nhà nghiên cứu Philippe Truong (hiện sống ở Pháp) cho biết: Cách nay hai tháng, trên mạng eBay có đưa ra đấu giá một thẻ bài bằng bạc mạ vàng của An Tĩnh Công, giá bán cuối cùng lên đến 1919 euro. Ngoài ra, trong sưu tập huy chương của đại sứ Ý Antonio Benedetto Spada, hiện đang trưng bày tại bảo tàng Légion d’Honneur (Paris), có trưng bày 8 kim bài, 6 ngân bài và một số bài bằng ngà và sừng, kim khánh, ngân khánh, kim bội và kim tiền thời Nguyễn. Trong số đó, đáng chú ý nhất là kim bài khắc 4 chữ Hán Đại bang duy bình của vua Khải Định làm bằng vàng nạm 10 hồng ngọc, viền hoa văn lưỡng long và đại kim khánh bằng vàng có đề bốn chữ Hán Khải Định ân tứ, chứa trong một hộp bạc, khắc hoa văn lưỡng long triều nhật, chính giữa có một ô hình trái xoan đề chữ Khải Định niên tạo và chữ ký của nghệ nhân khắc ở phía dưới bên trái.(*)

Giới khảo cứu và dân chơi cổ ngoạn trong nước hiếm khi có dịp tận mắt chiêm ngưỡng những trân bảo ấy, may mắn lắm cũng chỉ nhìn thấy hình dáng “của hiếm” trong những catalogue in ấn ở ngoại quốc mà thôi. Âu đó cũng là một thiệt thòi cho giới sưu tầm và ưa chuộng cổ vật nước nhà vậy.

(*) Các thông tin này trích từ bài viết “Vài bảo vât nhà Nguyễn tại Âu châu” của nhà nghiên cứu Philippe Truong.

Vui lòng chọn NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN KHAI KHOÁNG CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN, KHÍ ĐỐT, NƯỚC NÓNG, HƠI NƯỚC VÀ ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ CUNG CẤP NƯỚC; HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI, NƯỚC THẢI XÂY DỰNG BÁN BUÔN VÀ BÁN LẺ; SỬA CHỮA Ô TÔ, MÔ TÔ, XE MÁY VÀ XE CÓ ĐỘNG CƠ KHÁC VẬN TẢI KHO BÃI DỊCH VỤ LƯU TRÚ VÀ ĂN UỐNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH, NGÂN HÀNG VÀ BẢO HIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH VÀ DỊCH VỤ HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI, QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, AN NINH QUỐC PHÒNG; BẢO ĐẢM XÃ HỘI BẮT BUỘC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Y TẾ VÀ HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP XÃ HỘI NGHỆ THUẬT, VUI CHƠI VÀ GIẢI TRÍ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ KHÁC HOẠT ĐỘNG LÀM THUÊ CÁC CÔNG VIỆC TRONG CÁC HỘ GIA ĐÌNH, SẢN XUẤT SẢN PHẨM VẬT CHẤT VÀ DỊCH VỤ TỰ TIÊU DÙNG CỦA HỘ GIA ĐÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC VÀ CƠ QUAN QUỐC TẾ

Vui lòng chọn Doanh nghiệp Tư nhân Công ty TNHH Công ty Cổ phần Công ty Hợp danh Hợp tác xã Công ty Liên doanh Công ty 100% vốn nước ngoài Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, xã hội Loại hình khác Chi nhánh Văn phòng đại diện Địa điểm kinh doanh

Vui lòng chọn Hàng hóa Xây lắp Tư vấn Phi tư vấn Hỗn hợp