Bạn muốn tìm hiểu Kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu là như thế nào? Tại sao phải kiểm tra? Những mặt hàng nào thuộc diện này…?
Bạn muốn tìm hiểu Kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu là như thế nào? Tại sao phải kiểm tra? Những mặt hàng nào thuộc diện này…?
Khi muốn làm thủ tục xuất, nhập khẩu hàng hóa, một trong những bước bạn cần lưu ý từ đầu là tìm hiểu xem hàng hóa của mình có thuộc diện phải kiểm tra chuyên ngành hay không. Không phải kiểm tra thì khỏe. Còn nếu có thì cần phải chuẩn bị tương ứng về chứng từ, thời gian, chi phí… cho phù hợp, tránh bị động, tính thiếu thời gian, chi phí.
Vậy khái niệm đó có nghĩa là thế nào? Tôi xin giải thích nôm na như sau:
Kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu là việc cơ quan chức năng lấy mẫu hàng để kiểm tra xem hàng hóa đó có đạt yêu cầu hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của chuyên ngành hay không.
Nếu kết quả kiểm tra là đạt, thì lô hàng sẽ được cấp giấy chứng nhận. Còn nếu không đạt, thì sẽ bị từ chối cấp chứng nhận, và hàng sẽ không đủ tiêu chuẩn nhập hoặc xuất khẩu. Bạn sẽ thấy kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu thường gặp nhiều hơn với hàng xuất khẩu.
Những thủ tục mà tôi vừa nêu trong ví dụ trên, thực hiện tại các cơ quan như kiểm dịch, đăng kiểm, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm… được gọi là thủ tục kiểm tra chuyên ngành.
Hiện tôi thấy khái niệm “kiểm tra chuyên ngành” đang dùng hơi lẫn lộn với thuật ngữ “kiểm tra chất lượng” đối với hàng xuất nhập khẩu.
Vì thế, tôi muốn làm rõ một chút để phân biệt.
Về mặt ngữ nghĩa, thì 2 thuật ngữ trên đều mô tả việc cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra mẫu hàng hóa để xem có đạt yêu cầu theo quy định hay không. Thường thì đó là những yêu cầu về mặt chất lượng nói chung. Vì thế mới gọi là kiểm tra chuyên ngành, hay kiểm tra chất lượng cũng đều được. Và thực tế thì anh em đi làm thủ tục cũng thường xuyên dùng chung cả 2 cụm từ này.
Về mặt quy định, thì trước đây có Quyết định số 50/2006/QĐ-TTG của Thủ tướng quy định về danh mục sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra về chất lượng. Hiện văn bản này đã bị hủy bỏ bằng quyết định số 37/2017/QĐ-TTG ngày 17/8/2017, nhưng vẫn chưa có văn bản thay thế, nên vẫn đang tra cứu theo văn bản do các Bộ ban hành.
Quyết định 50 nêu trên cho thấy dùng từ “kiểm tra chất lượng” là theo ngôn ngữ của quy định. Tuy nhiên, lại có nhiều cơ quan, ít nhất là 8 bộ ngành có liên quan. Trong đó có phần liên quan đến Bộ khoa học công nghệ thì gọi đích danh là “kiểm tra chất lượng”. Như vậy nếu dùng cụm từ này, mà không nói rõ tên cơ quan hữu quan, thì có thể hiểu nhầm là của bộ KHCN.
Để tránh nhầm lẫn, cần cụm từ bao quát hơn cho các bộ ngành nói chung. Và cụm từ “kiểm tra chuyên ngành” phù hợp và mang tính khái quát cao hơn.
Theo đó, thì có thể tóm tắt 1 số loại kiểm tra đặc thù của các cơ quan hữu quan để bạn dễ nhận biết và phân biệt (chưa phải tất cả các loại kiểm tra của mỗi Bộ đâu nhé):
Khái niệm chung chung là như vậy. Nhưng là nhà xuất nhập khẩu, điều bạn quan tâm và muốn tìm kiếm chính là: hàng của mình có thuộc diện phải kiểm tra chuyên ngành không, và nếu có thì thuộc bộ ngành nào, và thủ tục ra sao.
Nhiều bạn rất muốn tìm Danh mục hàng hóa phải kiểm tra chất lượng 2017 để tra cứu xem hàng của mình có thuộc diện phải kiểm tra hay không.
Rất tiếc! Hiện chưa có một danh mục đầy đủ như vậy từ tất cả các Bộ.
Sau khi Quyết định 50 bị bãi bỏ theo quyết định 37 (nêu trên), thì chưa có văn bản thay thế để hướng dẫn một cách tổng thể và nhất quán về Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành.
Tất nhiên, văn bản của từng Bộ thì cũng có khá nhiều Thông tư, Quyết định… cho hàng hóa thuộc diện quản lý của Bộ đó. Vấn đề là hiện rất khó để tổng hợp được thành một danh mục đầy đủ, dễ tra cứu, và không bị chồng chéo. Theo 1 bài báo trên trang baochinhphu.vn, có khoảng 200 danh mục hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành trước khi thông quan với khoảng 100.000 hàng hóa, mặt hàng.
Và Chính phủ đang nỗ lực để thúc giục các Bộ liên quan giảm bớt, và có văn bản quy định rõ ràng trong phạm vi của mình.
Ấy là chưa kể đến việc có những mặt hàng phải chịu nhiều hình thức quản lý. Phó thủ tướng chính phủ gần đây cũng đã phải có chỉ đạo về việc Không kiểm tra chuyên ngành chồng chéo đối với một mặt hàng
Theo Nghị quyết số 19/2017/NQ-CP của Chính phủ, trong quý I/2017, các bộ phải ban hành Danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành tại khâu thông quan theo hướng kiểm tra ít nhất có thể, đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian kiểm tra.
Nghị quyết là vậy, nhưng đến quý 4/2017, tôi vẫn chưa thấy có Danh mục đầy đủ các loại hàng hóa xuất nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành, theo quản lý của tất cả các Bộ.
Thôi thì trong lúc chờ đợi, tôi tự mình tổng hợp tạm 1 danh sách “Kiểm tra chuyên ngành với hàng xuất nhập khẩu” của những bộ đã ban hành danh mục để bản thân tôi, và các bạn có thể tham khảo và tra cứu.
Danh sách này chắc hẳn chưa đầy đủ, nhưng bạn có thể tìm thấy quy định quan trọng liên quan đến danh mục hàng hóa phải kiểm tra chất lượng của Bộ y tế, Bộ NN & PTNT, Bộ GTVT, Bộ Công thương, Bộ xây dựng…
Khi tìm được văn bản quy định (nêu trên), bạn chịu khó tìm đọc để biết phải làm thủ tục kiểm tra chuyên ngành thế nào cho loại hàng mà mình định nhập khẩu nhé (xuất khẩu thì ít kiểm tra hơn, nên cũng không quá ngại).
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết liên quan:
Trên đây là một số nội dung liên quan đến việc kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu.
Nếu bạn tìm thấy thông tin hữu ích trong bài viết này thì nhấp Like & Share để bạn bè cùng đọc nhé. Cám ơn bạn!
Chuyển từ Kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu về Xuất nhập khẩu
Chuyển từ Kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu đến Thủ tục hải quan
để lưu bài viết này nha! nếu chưa có tài khoản hãy