Hình Ảnh Sách Hà Nội 36 Phố Phường

Hình Ảnh Sách Hà Nội 36 Phố Phường

“ Người Pháp có Paris, người Anh có London, người Tàu có Thượng Hải. Trong các sách vở, trên các báo chí, họ nói đến thành phố của họ một cách tha thiết, mến yêu,..”. Và người Việt Nam ta, ta tự hào khi có Hà Nội?

“ Người Pháp có Paris, người Anh có London, người Tàu có Thượng Hải. Trong các sách vở, trên các báo chí, họ nói đến thành phố của họ một cách tha thiết, mến yêu,..”. Và người Việt Nam ta, ta tự hào khi có Hà Nội?

Những nét đặc trưng của Hà Nội 36 phường: Kiến trúc, văn hóa, ẩm thực

Những phố phường Hà Nội mang đậm kiến trúc cổ kính, giữ nguyên giá trị của người dân Hà Nội xưa về văn hóa, kiến trúc, làng nghề, ẩm thực.

Phố cổ Hà Nội vẫn mang trong mình những nét đơn sơ, mộc mạc của hàng nghìn năm nay dù các ngôi nhà cao tầng, các trung tâm thương mại mọc lên xung quanh. Dù những con phố lúc nào cũng đông đúc, phồn hoa, nhộn nhịp nhưng chưa bao giờ mất đi giá trị truyền thống nghìn năm văn hiến.

Một số công trình văn hóa kiến trúc lâu đời lâu năm vẫn còn tồn tại đến bây giờ như đình, đền, chùa, hội quán. Điển hình như đền Bạch Mã ở phố Hàng Buồm, được biết đến là một trong tứ trấn của kinh Thành Thăng Long.

Mỗi năm du khách đến thăm quan 36 phố phường rất đông, chủ yếu là khách quốc tế. Mọi người thích thú đi dạo quanh từng con phố, từng chi tiết để cảm nhận nét văn hóa rất riêng người Hà Nội nơi đây.

Dù khu vực phố cổ ngày nay có quy mô thu hẹp so với trước đây nhưng nét đẹp cổ kính vẫn sống mãi theo thời gian.

Du lịch phố cổ Hà Nội ăn gì? Không sang trọng, đẳng cấp nhà hàng, các quán ăn nhỏ ở đây được lòng rất nhiều du khách bởi hương vị thơm ngon ăn một lần không quên.

Gắn liền với những món ăn truyền thống của người dân Hà Nội như bún chả, bún cá, bún đậu, bún thang, bún ốc, bún ngan… Các quán ăn đã có hàng chục năm tuổi, hương vị thơm ngon không lẫn được ở đâu.

Một buổi tối cuối tuần lượn lờ đến 36 phố phường của Hà Nội, du khách có thể thưởng thức một chiếc kem Tràng Tiền hóng gió hay thưởng thức những món bánh mì pate trên đường phố ngắm dòng người vội vàng lướt qua.

Đơn giản hơn, ngồi xuống một quán vỉa hè thưởng thức những món quà chiều dân giã như bánh rán, nem chua rán, bánh giò, bánh khoai, trứng vịt lộn, hộp bánh cốm… chắc chắn sẽ làm say lòng bất cứ ai.

Phố cổ Hà Nội là nơi tập trung của 36 phố phường. Mọi ngóc ngách của phố đều sở hữu không gian, địa điểm vui chơi đẹp, cổ kính, có giá trị văn hóa như:

Địa điểm nổi tiếng của thủ đô Hà Nội gắn liền với truyền thuyết rùa thần đòi gươm báu. Đây là biểu tượng gắn liền với nét đẹp của thủ đô. Đến Hồ Hoàn Kiếm khách du lịch có thể chiêm ngưỡng thêm các kiến trúc như Đền Ngọc Sơn, Tháp Rùa, Tháp Bút…

Khu chợ lớn nhất Hà Nội, các hoạt động tại đây diễn ra vô cùng sầm uất và đa dạng hàng hóa từ đồ ăn, hàng hóa thiết yếu trong cuộc sống, đồ gia dụng.

Tọa trên con phố Hàng Mã nổi tiếng buôn bán các loại tiền giấy, tiền vàng. Ngoài ra vào những dịp lễ tết còn thu hút đông đảo người dân đến vui chơi, check in như trung thu, Noel, tết Nguyên đán… Về đêm con phố lên đen rất đẹp và lung linh.

Được gọi là Bạch mã tối linh từ, đây là một trong nhưng ngồi đên cổ kính, có kiến trúc nguyên sơ còn sót lại của kinh thành Thăng Long  nằm ở giữa phố hàng Buồm được xây dựng thờ thần Long Đỗ.

Là một trong 5 năm ô cửa nổi tiếng của Kinh Thành Thăng Long còn sót lại. Trước đây ô Quan Chưởng có tên gọi là ô Đông Hà nhưng để tưởng nhớ đến vị quan Chưởng Cơ cùng binh lính hy sinh thời Nguyễn bảo vệ đất nước nên đã đổi tên ô Quan Chưởng.

Thiết kế của ô rất độc đáo và đặc trưng của thời Nguyễn vọng lâu với 1 cửa chính và 2 cửa phụ. Mái vòm cổng đẹp uyển chuyển.

Là nơi lưu giữ bản sắc dân tộc với các hoạt động văn hóa như chèo, quan họ, xẩm, ca trù,… được thực hiện bởi Hội Nhạc Sĩ Việt Nam.

Chợ quy tụ hơn 4000 sản phẩm khác nhau thu hút rất nhiều người đến mua sắm mỗi tối. Đây là nét đẹp mà không phải chợ đêm nào Hà Nội cũng làm được.

Cách di chuyển đến các phố phường Hà Nội như thế nào?

Hà Nội 36 phố phường nằm tại trung tâm thủ đô Hà Nội, quận Hoàn Kiếm. Để di chuyển đến đây quý khách có thể di chuyển bằng rất nhiều phương tiện khác nhau như xe máy, ô tô, taxi, xe bus.

Tại Hà Nội, xe máy là phương tiện di chuyển phổ biến. Rất nhiều muốn đến 36 phố phường thăm quan, mua sắm lựa chọn loại hình này. Tuy nhiên xe máy rất bất tiện ở chỗ chỉ chở được 1 người, ít hành lý không phù hợp với những gia đình đông người hoặc những người mua sắm nhiều.

Có rất nhiều tuyến xe bus di chuyển đến 36 phố phường của Hà Nội như:

+ Chuyến 36, 09, 14 dừng tại Hồ Hoàn Kiếm, cách phố Cổ khoảng 2km.

+ Chuyến 03, 14, 18, 34 dừng tại Ô Quan Chưởng cách Phố Cổ khoảng 2km.

Tuy nhiên hành khách vẫn phải đặt xe taxi hoặc xe ôm di chuyển đến phố Cổ, mất khá nhiều thời gian và dừng lại rất nhiều chặng.

Đối với những hành khách đi du lịch muốn ghé đến Hà Nội tham quan phố cổ, để thuận tiện hãy taxi 5 chỗ đưa đón sân bay giúp chủ động về thời gian, đón tận nơi.

Đặc biệt đi taxi hành khách không sợ nắng mưa, tắc đường, lạc đường mà còn cần lo lắng về đường đi như thế. Hiện nay có rất nhiều hãng taxi giá rẻ cung cấp dịch vụ taxi đưa đón. Taxi Vip là một những đơn vị taxi uy tín bậc nhất hiện nay mà quý vị có thể lựa chọn.

Còn đối với những hành khách, người dân đang lưu trú tại các quận của Hà Nội cũng có nên di chuyển bằng taxi để hạn chế tình trạng gửi xe khu vực bờ Hồ hoặc ô nhiễm khói bụi.

Dù mọi người ở đâu, khu vực có mật độ giao thông đông đúc hay quãng đường xa/ ngắn chỉ cần liên hệ đến Taxi Vip chúng tôi đều có mặt một cách nhanh chóng, đúng giờ và phục vụ hành khách chu đáo.

36 phố phường của Hà Nội có những đặc điểm mà không một nơi nào có được về giá trị lịch sử, văn hóa. Dù không còn nguyên xơ như thuở ban đầu, qua nhiều lần xây dựng và tu sửa  nhưng 36 phố phường vẫn giữ được hết nét văn hóa rất riêng, rất lạ.  Mỗi nét đẹp, nét riêng biệt đều gây cuốn hút cho khách du lịch và là niềm tự hào của người dân Việt Nam. Du khách nhất định phải đến thăm địa điểm này khi đến Hà Nội du lịch!

Nguồn gốc Hà Nội 36 phố phường

Lịch sử của 36 phố phường Hà Nội bắt nguồn từ thời nhà Lý – Trần. Tương truyền, Hà Nội khi đó là một đô thị cổ kính và cũng là địa điểm giao thương sầm uất bậc nhất trong khoảng thời gian đầu thế kỷ XI.

Từ đó, những làng nghề sản xuất bắt đầu mọc lên như nấm ở Thủ đô Hà Nội. Sau này, người dân lấy tên của làng nghề truyền thống đặt cho những con phố ở nơi đây. Những cái tên đặc trưng đến nỗi chỉ cần nghe qua thôi, người ta sẽ ngay lập tức nghĩ đến Hà Nội 36 phố phường hay Phố cổ Hà Nội.

Tên gọi “Hà Nội 36 phố phường” cũng từ đó mà truyền từ đời này sang đời khác. Những con phố mang đậm kiến trúc cổ kính, lưu giữ trọn vẹn giá trị truyền thống của người dân Hà Thành xưa như văn hóa, làng nghề, ẩm thực,...

Một số con phố nổi tiếng với những ngành nghề đặc trưng có thể bạn chưa biết:

Xem thêm:  mua vé trực tuyến của Vietnam Airlines

Nguồn gốc về 36 phố phường của Hà Nội

Nhà thơ nổi tiếng Dương Quảng Hàm đã từng viết một bài ca dao có ghi lại ca dao về 36 phố ở Hà Nội như sau:

Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai:

Hàng Buồm, hàng Thiếc, hàng Bài, hàng Khay,

Hàng Lờ, hàng Cót, hàng Mây, hàng Đàn,

Phố Mới, Phúc Kiến, hàng Ngang,

Hàng Mã, hàng Mắm, hàng Than, hàng Đồng,

Hàng Hòm, hàng Đậu, hàng Bông, hàng Bè,

Hàng Thùng, hàng Bát, hàng Tre,

Hàng Vôi, hàng Giấy, hàng The, hàng Gà,

Trải xem hàng phố, thật là cũng xinh.

Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ.

Bút hoa xin chép vần thơ lưu truyền

Khi nói đến Hà Nội không thể không nói đến 36 phố phường – đây là một nét đẹp đặc trưng của người Hà Thành hàng nghìn năm nay. 36 phố phường hay còn gọi là Phố cổ. Lịch sử của 36 phố phường bắt đầu nguồn từ thời nhà Lý – Trần.

Tương truyền rằng Hà Nội trước đây chỉ là một khu đô thị buôn bán bình thường giữa các tiểu thương, diễn ra nhiều hoạt động. Từ đó hình thành nên cái tên Hàng – Một cách gọi ám chỉ vô cùng đặc trưng để phân biệt với các tên gọi khác.

Từ đó, khu phố xuất hiện ngày càng nhiều làng nghề buôn bán, sản xuất. Để dễ gọi người dân đã lấy tên của làng nghề đặt cho những con phố. Chỉ cần nghe qua thôi mọi người cũng biết được con phố đó kinh doanh gì.

– Phố Hàng Bông chuyên bán chăn bông, gối đệm.

– Phố Hàng Bạc chuyên buôn bán và gia công các loại đồ trang sức.

– Phố Hàng Mã chuyên bán đồ trang trí, đồ thờ cúng. Phố rất nhộn nhịp vào các ngày lễ tết hoặc trung thu.

– Phố Hàng Đường chuyên bán bánh kẹo, ô mai, mứt tết,…

Tên gọi Hà Nội 36 phố phường cũng từ đó mà được truyền lại bao nhiêu đời. Hiện tại tên gọi của 36 phố phường có sự thay đổi đôi chút, tên gọi 23 phố phường cũ vẫn giữ nguyên tên từ khi thành lập và 13 phố phường được đổi tên mới.