Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tăng gần 7% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt trên 4,4 tỷ USD. Tuy giá trị xuất khẩu tăng nhưng giá cá tra thu mua tại vùng nguyên liệu lại giảm.
Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tăng gần 7% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt trên 4,4 tỷ USD. Tuy giá trị xuất khẩu tăng nhưng giá cá tra thu mua tại vùng nguyên liệu lại giảm.
Asean Times - 23/10/2023 11:15:05 SA
Từ đầu năm 2023 đến hết tháng 9, giá cá tra trung bình xuất khẩu sang Trung Quốc liên tục có mức giá thấp hơn so với cùng kỳ năm trước, trong đó tháng 7 và 9 là hai tháng có mức thấp nhất với lần lượt 2,09 và 2,1 USD/kg.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), tháng 9/2023 xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc & Hong Kong đạt 56 triệu USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Đây là tháng thứ hai trong năm 2023 (sau tháng 2) kim ngạch xuất khẩu cá tra sang thị trường này ghi nhận tăng trưởng dương.
Quý 3/2023, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Trung Quốc & Hong Kong đạt 153 triệu USD, giảm 5% so với cùng kỳ năm trước. Dù vậy, giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Trung Quốc quý này so với quý 1 và 2/2023 đều ghi nhận tăng trưởng dương với lần lượt là +7% và +11%. VASEP cho rằng, trong bối cảnh biến động thế giới, lạm phát, chiến tranh, đây cũng được coi là 1 trong những tín hiệu tích cực từ thị trường.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc & Hong Kong đạt 434 triệu USD, giảm 26% so với cùng kỳ năm trước.
Theo VASEP, người tiêu dùng Trung Quốc & Hong Kong rất ưa thích những món ăn chế biến từ sản phẩm cá tra phile, cắt khúc đông lạnh HS0304 của Việt Nam. 9 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cá tra phile, cắt khúc đông lạnh HS0304 sang thị trường này đạt 290 triệu USD, giảm 34% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 66,9% tỷ trọng.
Đứng sau là sản phẩm cá tra tươi/đông lạnh/ khô nguyên con, cắt khúc (trừ cá thuộc mã 0304) chiếm 33% tỷ trọng và đạt kim ngạch 143 triệu USD. Trung Quốc & Hong Kong gần như không tiêu thụ các sản phẩm cá tra chế biến giá trị gia tăng thuộc mã HS16 khi tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng này chỉ chiếm 0,1% tỷ trọng.
Về giá, tính chung 9 tháng đầu năm 2023, giá cá tra trung bình xuất khẩu sang Trung Quốc dao động từ 2,11 USD/kg – 2,29 USD/kg, giảm 14% so với cùng kỳ năm trước. Tháng 7 và 9 là hai tháng có mức thấp nhất với lần lượt 2,09 USD/kg và 2,1 USD/kg..
VASEP thông tin, 9 tháng đầu năm 2023, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 5,2% so với cùng kỳ năm trước. Chi tiêu tiêu dùng của thị trường này cũng đang ở mức vững chắc. Doanh số bán lẻ tăng 5,5% trong tháng 9/2023, và có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong 4 tháng qua.
Các chỉ số kinh tế tích cực từ thị trường Trung Quốc kì vọng sẽ là những dấu hiệu phục hồi cho xuất khẩu cá tra Việt Nam sang quốc gia đông dân nhất thế giới này.
Thông tin từ Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông lâm thuỷ sản (Bộ NN&PTNT), xuất khẩu cá tra trong tháng 7/2022 ước đạt 232 triệu USD. Lũy kế 7 tháng năm nay, cá tra của Việt Nam thu về gần 1,6 tỷ USD, tăng 83,6% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là doanh thu cao nhất trong lịch sử xuất khẩu cá tra của Việt Nam, đồng thời giúp ngành này hoàn thành mục tiêu xuất khẩu của cả năm 2022 trước 5 tháng.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cho biết, trong nửa đầu năm nay, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lượng cá tra nhiều nhất, chiếm 30% thị phần với gần 428 triệu USD, tăng gần 79% so với cùng kỳ. Giá trung bình cá tra fillet đông lạnh xuất sang thị trường Trung Quốc là 2,45 USD/kg, tăng 37% so với mức 1,79 USD/kg cùng kỳ 2021.
Chế biến cá tra xuất khẩu. Ảnh: CTV
Tại thị trường Mỹ chiếm 25%, đứng thứ 2 với 356 triệu USD, tăng gấp hơn 2 lần so với nửa đầu 2021. Giá cá tra fillet xuất khẩu sang thị trường này đạt trung bình 4,66 USD/kg, tăng 60% so với 2,93 USD/kg cùng kỳ năm ngoái. Trong quý II/2022, giá cá tra đông lạnh xuất vào thị trường Mỹ cũng tăng lên mức 4,6 – 4,89 USD/kg.
Ngoài Mỹ và Trung Quốc, nhiều thị trường khác có sự tăng trưởng đột phá so với cùng kỳ như: Thái Lan tăng 90%, chiếm 4,4% thị phần; Mexico tăng 81% chiếm 3,7% thị phần; Hà Lan tăng 74%, Canada tăng 109%… Giá trung bình xuất khẩu cá tra fillet sang các thị trường khác đều tăng từ 28 – 66%.
Theo doanh nghiệp, nhu cầu tiêu thụ cá tra tại Mỹ, châu Âu, Trung Quốc bật tăng như hiện nay do kiểm soát được đại dịch COVID-19, thêm việc nguồn cung thiếu hụt nên năm 2022 sẽ giúp toàn ngành cá tra đều có lời. Hiện các nhà máy chế biến cá tra đã chạy hết công suất để phục vụ đơn hàng xuất khẩu. Ngoài ra, doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam cũng nhắm đến các thị trường tiềm năng như Mexico, Ai Cập và Thái Lan. Sự tăng trưởng tốt ở hầu hết các thị trường xuất khẩu lớn bù đắp cho hơn 3 năm ngành cá tra bị tổn thương nặng nề do COVID-19. VASEP dự báo, xuất khẩu cá tra có thể đạt 2,6 tỷ USD trong năm nay.
Tại các vùng nguyên liệu ở ĐBSCL, Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông lâm thuỷ sản cho biết, giá cá tra nguyên liệu tại các tỉnh ĐBSCL trong tháng 7 giảm 2.500 đồng/kg so với tháng trước, dao động trong khoảng 27.500 – 28.500 đồng/kg cho cá kích cỡ 0,8 – 1 kg. Các doanh nghiệp có xu hướng thu mua chậm lại do từ đầu năm các doanh nghiệp đã xuất khẩu cá tra rất nhiều cho các thị trường lớn như Trung Quốc, Mỹ và châu Âu.
Cá tra nguyên liệu giảm kéo theo giá cá tra giống cũng chững giá ở mức 26.000 – 28.000 đồng/kg cho cỡ 28 – 35 con/kg, tỷ lệ treo ao sau khi xuất bán của các hộ nuôi cao do giá thức ăn tăng liên tục.