Microsoft gần đây đã công bố một thay đổi lớn đối với bộ ứng dụng văn phòng phổ biến của họ – lần đầu tiên sau 15 năm, font chữ mặc định sẽ được thay đổi. Font chữ mặc định hiện tại, Calibri, sẽ được thay thế bằng Aptos, một font chữ mới được thiết kế bởi Steve Matteson.
Microsoft gần đây đã công bố một thay đổi lớn đối với bộ ứng dụng văn phòng phổ biến của họ – lần đầu tiên sau 15 năm, font chữ mặc định sẽ được thay đổi. Font chữ mặc định hiện tại, Calibri, sẽ được thay thế bằng Aptos, một font chữ mới được thiết kế bởi Steve Matteson.
Sau khi thống nhất Hoa Hạ, Hoàng Đế bèn lệnh cho sử quan của ông là Thương Hiệt nghĩ biện pháp sáng tạo chữ.
Một hôm Thương Hiệt đang suy nghĩ thì thấy từ trên trời có một con phượng hoàng bay đến. Một vật nó ngậm ở miệng rơi xuống, vừa vặn rơi ngay trước mặt Thương Hiệt. Thương Hiệt nhặt lên thấy trên mặt có dấu chân, nhưng ông không thể nào nhận ra đó là dấu chân loài thú nào.
Đúng lúc ấy có một người thợ săn chạy đến và nói: “Đây là dấu chân con tỳ hưu, khác hoàn toàn với dấu chân các loài thú khác. Dấu chân của các loài thú khác tôi nhìn một cái là biết ngay.”
Thương Hiệt liền nghĩ, vạn sự vạn vật đều có đặc trưng riêng của nó, nếu nắm bắt được đặc trưng của sự vật, vẽ ra hình vẽ thì ngay cả người thợ săn cũng có thể nhận ra được, đây chẳng phải là chữ đó sao?
Từ đó Thương Hiệt chú ý quan sát các loại sự vật và vẽ ra hình dáng theo đặc trưng, từ đó đã tạo ra rất nhiều chữ tượng hình. Sau này lại có chữ hội ý (hội tụ các ý của các bộ cấu thành).
Khi bạn bắt đầu học chữ Hán bạn sẽ nghe nhắc đến khái niệm Chữ Hán Phồn Thể và Giản Thể. Chúng ta tiếp tục tìm hiểu xem vì sao lại có 2 loại chữ Hán thế này nhé.
Chữ Hán Phồn Thể (Tiếng Trung Phồn Thể)
Trước đây, các ký tự Trung Quốc truyền thống chỉ được gọi là chữ Trung Quốc. Vào thời Trung Quốc cổ đại, mỗi triều đại khác nhau lại có các hệ thống chữ viết khác nhau, nhưng đến triều đại nhà Hán, hệ thống chữ viết đã được cố định lại và về cơ bản thì nó không thay đổi cho đến ngày nay. Và đó là chữ Hán Phồn thể (tiếng Trung Phồn Thể).
Chữ Phồn Thể là loại chữ rất đẹp - thường được coi là tinh hoa của văn minh Trung Quốc hay là đối tượng để thể hiện nghệ thuật trong thư pháp. Học chữ Phồn Thể ngoài việc học thuộc hình của chữ còn học được cả ý nghĩa thâm sâu và cái đạo mà người xưa truyền lại, tất cả nằm ở cái chữ. Chữ Phồn Thể rất khó học, nhưng một khi đã học thuộc rồi thì nhớ rất sâu và rất lâu. Nhược điểm lớn nhất của chữ Phồn Thể chính là có rất nhiều nét.
Hiện nay chữ Hán Phồn Thể vẫn được sử dụng chính thức ở Đài Loan, HongKong, Macao,...Riêng ở Trung Quốc, trong nghệ thuật viết thư pháp người Trung Quốc vẫn dùng chữ Hán Phồn Thể để viết.
Chữ Hán Giản Thể (Tiếng Trung Giản Thể)
Chữ Hán giản thể là phiên bản rút gọn của chữ Hán phồn thể do có số lượng nét viết ít hơn.
Trước đây Trung Quốc vẫn sử dụng chữ Phồn Thể, do đó các văn tự sách cổ đều là chữ Phồn Thể. Năm 1949, Trung Quốc cải cách chữ viết nhằm đơn giản hóa chữ Hán đối với người học. Từ đó trở đi chữ Hán Giản thể (Tiếng Trung Giản Thể) là được sử dụng chính thức tại Trung Quốc.
Chữ Giản Thể thường dễ học, dễ nhớ; thuận tiện trong việc in ấn; khi đọc trên màn hình PC, laptop không bị hoa mắt hay mỏi mắt. Viết tay chữ Giản Thể có tốc độ nhanh hơn nhiều so với chữ Phồn Thể. Tuy nhiên, nhược điểm của loại chữ này là làm mất đi hoặc sai lệch về ý nghĩa tượng hình. Đồng thời cũng không thể viết thư pháp bằng chữ Giản Thể được.
Hiện nay các tài liệu giáo trình giảng dạy tiếng Trung hiện nay đa phần cũng là chữ giản thể vì nó dễ nhớ hơn cho người mới bắt đầu học.
Bạn cũng không cần lo lắng vì hai loại chữ này vì có các quy tắc để biết người học giản thể vẫn đọc hiểu được chữ phồn thể và ngược lại. Và giáo viên sẽ hướng dẫn thêm cho bạn.
Về nguồn gốc ra đời của chữ Hán Tiếng Trung có rất nhiều sự tích truyền thuyết, bên cạnh đó cũng có những minh chứng từ khảo cổ học tìm thấy.
Theo như các nhà khảo cổ thì chữ Hán Tiếng Trung có quá trình phát triển từ Chữ Giáp Cốt -> Chữ Kim Văn -> Triện Thư -> Lệ Thư -> Khải Thư
Chữ Hán cổ nhất được cho là chữ Giáp Cốt xuất hiện vào thời nhà Ân khoảng 1600 - 1020 trước Công Nguyên. Chữ Giáp Cốt là chữ được khắc trên các mảnh xương thú và mai rùa. Các nhà khảo cổ đã phát hiện hơn 15 vạn mảnh xương thú có khoảng 4500 chữ.
Chữ Giáp Cốt rất giống với hình vẽ, nét bút thẳng có thể nhìn vào đó để đoán được ý nghĩa. Nó sử dụng các phương pháp Tượng Hình, chỉ sự, hội ý để cấu tạo chữ và tạo thành những kết cấu từ và những câu đơn giản.
Đây là loại chữ chữ được khắc trên đồ kim khí, cụ thể hơn là trên các chuông (chung) và vạc (đỉnh). Chữ Kim văn là bước kế thừa của chữ giáp cốt. Nó được ra đời vào cuối đời nhà Thương, thịnh hành vào đời Tây Chu.Thời này thịnh hành đồ đồng, nên có rất nhiều bài văn được đúc hoặc khắc trên các đồ đồng. Vì thể loại văn tự này được tìm thấy dưới dạng đúc hoặc khắc trên đồ kim khí nên mới có tên gọi Chữ Kim Văn.
Chữ Triện (Triện Thư) là thể chữ lưu hành thời Tây Chu (khoảng thế kỉ XI đến năm 771 trc.CN) và phát triển ở nước Tần trong thời kì Chiến quốc. Triện thư chia làm hai loại: đại triện và tiểu triện. Đại triện là thể chữ phát triển từ Kim văn, lưu hành vào thời Tây Chu và có nhiều dị thể ở các nước khác nhau.
Đến khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất sáu nước và đề ra chính sách thống nhất văn tự tạo ra Tiểu Triện hay Tần Triển. Đây có thể coi là kiểu chữ thống nhất đầu tiên của Trung Quốc. Tiểu triện được sử dụng từ khi nhà Tần thành lập đến khoảng thời Tây Hán, sau đó bi thay thế bởi Lệ thư với lối viết đơn giản hơn.
Lệ thư là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển chữ Hán. Nó đánh dấu việc chữ Hán hoàn toàn trở thành văn tự thực sự với sự ước lệ cao trong hình chữ. Chữ Lệ về cơ bản đã gần giống với chữ Khải ngày nay, tuy nhiên hình chữ hơi bẹt. Loại chữ này có thể chia làm 2 loại: Tần Lệ và Hán Lệ. Tần Lệ còn mang nhiều đặc điểm của chữ Triện. còn Hán Lệ đã hoàn toàn thoát khỏi triện thư.
Về thời gian ra đời của thể loại chữ này thì theo kết quả khảo cổ gần đây, các nhà khảo cổ tìm được những thẻ tre chép chữ Lệ ở nước Tần thời Chiến quốc. Vì vậy, giới sử học nhận định rằng, khi Tần Thủy Hoàng tiến hành thống nhất văn tự, người ta đã sử dụng song song chữ Lệ và Tiểu triện.
Khải Thư ra đời vào khoảng đời Hán, hoàn thiện vào đời Ngụy Tấn, phát triển rực rỡ vào đời Đường. Khải Thư thời kì đầu còn có chút xu hướng của chữ Lệ, nhưng cũng rất ít. Khải Thư được xem là bước phát triển hoàn thiện nhất của chữ Hán và lưu truyền đến ngày nay.
Chữ Khải kết cấu chặt chẽ, nét bút chỉnh tề, lại đơn giản dễ viết, vô cùng quy phạm. Phần lớn chữ in trong sách văn bản ngày nay đều thuộc về chữ Khải.
Còn về nguồn gốc ra đời theo sự tích truyền thuyết thì trong đó có truyền thuyết nổi bật nhất là Thương Hiệt Tạo Chữ. Mọi người cùng tìm hiểu nguồn gốc chữ Hán Tiếng Trung theo góc độ này nhé.
Hiện tại, ngôn ngữ của Trung Quốc có nhiều tên gọi khác nhau, nếu để ý các bạn sẽ thấy miền Bắc nước ta hay các trường Đại học có khoa Tiếng Trung Quốc thì thường gọi là tiếng Trung, Khoa Trung hay Trung Văn, còn ở miền Nam chúng ta hay gọi là tiếng Hoa, một số còn gọi là Hoa Văn, Hoa Ngữ (như SHZ gọi là Hoa Văn SHZ),…Vậy làm sao để phân biệt?
+ Trung Văn, tức Ngôn Ngữ Trung Quốc, được dùng khi phân biệt với Anh Văn, Pháp Văn
+ Hán Ngữ, là chỉ ngôn ngữ được dân tộc Hán (chiếm phần lớn dân số Trung Quốc) sử dụng; được dùng khi phân biệt với ngôn ngữ mà các dân tộc thiểu số của Trung Quốc sử dụng, như Tạng Ngữ (dân tộc Tạng), Mông Ngữ (dân tộc Mông Cổ ), ......
+ Hoa Văn, thường chỉ ngôn ngữ mà các Hoa Kiều (người Trung Quốc định cư ở nước ngoài) sử dụng, dùng khi phân biệt với tiếng Malay của dân tộc Malay, tiếng Indo của dân tộc Indonesia.
+ Tiếng Trung, được dùng rộng rãi trong tên gọi tiếng Trung Quốc ngày nay.
Hy vọng các kiến thức ngày hôm nay có thể tạo thêm hứng thú giúp bạn học tập tốt Tiếng Trung.
* Chữ Nôm được hình thành như thế nào và có gì khác với chữ Hán? (Ban Mai, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng).
- Muốn biết chữ Nôm hình thành ra sao thì việc đầu tiên là phải biết nguồn gốc của chữ Hán. Trong cuốn “Tìm về cội nguồn chữ Hán” (NXB Thế Giới, 1997), tác giả Lý Lạc Nghị cho biết: “Chữ Hán hay Hán tự (漢字) là loại văn tự ngữ tố xuất phát từ tiếng Trung Quốc. Chữ Hán sau đó du nhập vào các nước lân cận trong vùng bao gồm Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam, tạo thành vùng được gọi là vùng văn hóa chữ Hán hay vùng văn hóa Đông Á.
Tại các quốc gia này, chữ Hán được vay mượn để tạo nên chữ viết cho ngôn ngữ của dân bản địa ở từng nước. Dựa trên các hiện vật khai quật được, chữ viết trên các mảnh xương thú vật được gọi là chữ giáp cốt, các nhà khảo cổ phỏng đoán rằng chữ viết (Hán) ở Trung Hoa ra đời muộn nhất là vào thời kỳ nhà Thương, khoảng 1800 năm trước Công nguyên.
Ở Việt Nam, từ đầu Công nguyên đến thế kỷ X, dưới sự đô hộ của phong kiến Trung Hoa, chữ Hán và tiếng Hán được giới quan lại cai trị áp đặt sử dụng. “Nước Việt bắt đầu có Hán học khi viên Thái thú Sĩ Nhiếp (137 - 226) dạy dân Việt thi thư. Trong khoảng thời gian hơn một ngàn năm, hầu hết các bài văn khắc trên tấm bia đều bằng chữ Hán”, cụ Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố viết trong cuốn “Đại Nam Dật Sử - Sử ta so với sử Tàu” (NXB Khoa học Xã hội, 2019).
Do nhu cầu phát triển, người Việt đã sử dụng chữ Hán để tạo ra chữ viết riêng, tức chữ Nôm. Các nhà nghiên cứu cho rằng chữ Nôm bắt đầu hình thành và phát triển từ thế kỷ X đến thế kỷ XX, ví như học giả Đào Duy Anh nhận định trong cuốn “Chữ Nôm - Nguồn gốc, cấu tạo, diễn biến” (NXB Hà Nội, 1975). Tại giai đoạn này, chữ Nôm là công cụ thuần túy Việt Nam duy nhất ghi chép lịch sử, văn hóa dân tộc. Theo Wikipedia, trong cụm từ “chữ Nôm” thì “chữ” và “Nôm” đều có gốc Hán.
Từ “chữ” bắt nguồn từ cách phát âm (của người Việt) trong tiếng Hán thượng cổ của chữ “tự” 字 (trong “văn tự”). Nôm nghĩa là Nam 南 (trong “phía nam”). Tên gọi “chữ Nôm” chỉ thứ chữ dùng để ghi chép tiếng nói của người phương Nam (tức người Việt. Chữ Nôm là hệ thống văn tự ngữ tố dùng để viết tiếng Việt, được tạo ra dựa trên cơ sở chữ Hán. Ví dụ, chữ 半 trong chữ Hán có âm Hán Việt là “bán” và có nghĩa là “một nửa”; chữ Nôm (cũng viết như thế) cũng đọc là “bán” nhưng lại hiểu theo nghĩa là bán trong “mua bán”. Có những chữ Nôm lại mượn nghĩa của hai chữ Hán để tạo ra âm Nôm như chữ “mệt” được ghép bởi chữ 亡 vong (nghĩa là mất) + chữ 力 lực (nghĩa là sức), tức là mất sức nên mệt. Hay như chữ “trời” được ghép bởi chữ thiên 天 (trời) và thượng 上 (ở trên).
Chữ Nôm từng được gọi là Quốc ngữ hoặc Quốc âm, tức chữ của tiếng nói nước ta. Nhưng do cấu tạo trên nền tảng chữ Hán nên chữ Nôm phụ thuộc vào chữ Hán, khó học, khó phổ cập. Hơn nữa, do Nhà nước phong kiến sùng bái chữ Hán nên chữ Nôm chưa được thừa nhận là chữ viết chính thức, còn bị coi là thấp kém dưới chữ Hán. Vì thế chữ Nôm khó được phát triển và hoàn thiện, chưa tiêu chuẩn hóa.
Ngày nay, trên thế giới có rất ít người đọc được chữ Nôm. Bởi vậy, khối tài liệu Hán - Nôm của khoảng 10 thế kỷ đang bảo quản trong các cơ quan lưu trữ, các thư viện bao gồm tài liệu hành chính, tài liệu lịch sử, sách báo... chưa được khai thác hết.
Đây là công cụ giúp tập viết đúng thứ tự các nét chữ Hán. Với mỗi chữ ngẫu nhiên được đưa ra dưới đây, bạn cần tô theo các nét theo đúng thứ tự.
Hệ thống viết của chữ Hán gồm 8 nét cơ bản là ngang (hoành), sổ (thụ), chấm (điểm), hất (khiêu), phảy (phiết), mác (nại), gập (chiết), móc (câu), và tuân theo các quy tắc cơ bản sau: