Cùng Khám Phá Toán 8

Cùng Khám Phá Toán 8

(HTV) - Mathnasium Championship là sân chơi trí tuệ chất lượng dành cho học sinh từ 6 đến 11 tuổi trên toàn quốc do Mathnasium Việt Nam tổ chức. Năm nay, cuộc thi bước sang cột mốc lần thứ 9, thu hút gần 46.000 thí sinh trên toàn quốc.

(HTV) - Mathnasium Championship là sân chơi trí tuệ chất lượng dành cho học sinh từ 6 đến 11 tuổi trên toàn quốc do Mathnasium Việt Nam tổ chức. Năm nay, cuộc thi bước sang cột mốc lần thứ 9, thu hút gần 46.000 thí sinh trên toàn quốc.

Chuyến hành trình Hà Nội - Đà Nẵng 8 ngày 7 đêm

Nhà mình vừa hoàn thành hành trình lái xe đi dọc 1/2 đất nước. Cả nhà 2 bố mẹ và em bé Kem 4 tuổi đã có 1 trải nghiệm vui hết nấc, con được tắm biển, tắm suối, tắm bể bơi "bét nhè", bố mẹ thì được "ố á" với phong cảnh đẹp không tưởng của Việt Nam mình mà thực sự không đi đường bộ thì khó có thể ngắm được rừng vàng biển bạc bao la hùng vĩ như thế.

Đệm ngủ ô tô – vật dụng không thể thiếu cho các chuyến roadtrip xa.

Mình thấy quan trọng nhất là 2 vợ chồng đều phải thích lái và lái tốt, chồng hơi mệt thì vợ lái thay luôn để bảo toàn sức khoẻ. Nhà mình chỉ di chuyển giữa các tỉnh vào buổi sáng, chiều là đến nơi nghỉ ngơi và chơi loanh quanh.

Quan trọng thứ 2 là không tham đi nhiều điểm, 1 ngày nhà mình chỉ đi 1 điểm thôi, thời gian còn lại là nghỉ tại khách sạn hồi sức và đi bộ ra biển tắm nên không lúc nào thấy mệt cả.

- Đi lại: Xăng xe 3 bình 3 triệu đồng và 500 nghìn đồng cầu đường.

- Khách sạn: 8,8 triệu đồng cho 7 đêm, đa dạng từ homestay đến khách sạn và resort.

- Vé vui chơi: Kem nhà mình bé nên hầu hết được miễn phí, chỉ phải mua cho bố mẹ, tổng tầm 1 triệu đồng.

- Ăn uống: khoảng 5 triệu, chỉ ăn hải sản các tối ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, còn vào Đà Nẵng ăn các món thường như cơm gà, bún mắm, bánh tráng cuốn thịt heo...

- Đường đi: tin tưởng google map, map sẽ hiển thị đường đi nhanh nhất, may sao map chỉ nhà mình đi cũng là những cung đường đẹp nhất theo review trên mạng. Lưu ý đi QL1A nhớ để ý biển báo tốc độ.

Ngày 1: Hà Nội (Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy) - Biển Thiên Cầm, Hà Tĩnh

- Xuất phát từ 6h30, 13h30 nhà mình đến Thiên Cầm, trong đó có 1 lần nghỉ 30 phút cho con ăn sáng. Nhà mình đi xa thường mang ngũ cốc đi cho con ăn cùng sữa, vừa dễ ăn mà lại đủ no, có thể thay ăn sáng hoặc các bữa con không chịu ăn cơm.

- Biển Thiên Cầm bãi cát thoải, đẹp, hợp trẻ con tắm, cũng còn hoang sơ nên chưa nhiều dịch vụ lắm. Tắm biển xong ăn tối ngay gần bãi biển. Nhà mình ăn ở Nhà hàng Biển Xanh, rất ưng vì phục vụ nhiệt tình, đồ hải sản tươi, ngon, 2 vợ chồng ăn hết hơn 500 nghìn đồng.

- Tối ăn xong ra Beach club trên bãi biển cũng khá vui, bạn Kem lại được nghịch cát rồi mới về ngủ.

- Khách sạn: Lamer Thiên Cầm mới, xinh, có quán cafe ở dưới khá đẹp.

- 10h ăn sáng chuẩn bị đồ xong nhà mình xuất phát đi suối Moọc Quảng Bình, 12h30 là đến nơi. Nếu muốn ngắm cảnh đèo Ngang thì mọi người nên chọn đi đường qua đèo, không phải đường qua hầm nhé. Nhà mình có dừng trên đỉnh đèo chụp ảnh check-in.

- Đường đi vào suối Moọc chính là đường vào Phong Nha Kẻ Bàng, cảnh núi non rất đẹp. Vé vào suối Moọc cho người lớn là 179 nghìn/ người, trẻ em free, được tắm và chơi các trò trong khu suối. Có 2 khu tắm là Ghềnh Moọc và Ghềnh Chụm thì nhà có trẻ em nên vào Ghềnh Moọc, khu sau nước xoáy và xiết hơn, tuy nhiên đi bộ vào chụp ảnh thì khá đẹp.

- Tắm suối ở đây không được mang đồ ăn vào mà phải đặt đồ ở nhà hàng trong khu, có mẹt gà nướng, lợn nướng, cá nướng với xôi. Nhà mình gọi 1 mẹt gà là 1 con gà 350 nghìn đồng và xôi 50 nghìn đồng, không biết có phải bơi mệt không mà thấy gà nướng ăn rất ngon.

- Cảnh suối rất đẹp, nước xanh ngắt nhưng lưu ý là rất lạnh nhé. Chơi chán chê ở suối Moọc, gia đình di chuyển về lại Đồng Hới, ở tại Manli resort tại bãi biển Nhật Lệ.

- Ăn tối tại nhà hàng Phương Mận sát biển gần khách sạn, cũng no nê hải sản mà chỉ hết gần 600 nghìn đồng (ở bãi Nhật Lệ này có rất nhiều quán nhưng chất lượng và giá cả tương đương, không sợ bị chặt chém đâu).

Đường từ Quảng Bình vào Đà Nẵng là cao tốc Cam Lộ - La Sơn và La Sơn - Túy Loan đẹp lắm. Đi từ 10h thì 14h30 đến Mikazuki Resort-Đà Nẵng.

Mikazuki cực kỳ hợp cho gia đình có con nhỏ. Bể bơi trong nhà và ngoài trời, khu vui chơi trẻ em, khu tắm onsen, tầng 4 có vườn Nhật có bể cá Koi, trên tầng 21 có bể bơi vô cực rất thích. Buffet sáng ngon và siêu đa dạng món, phòng rộng bao la view khuôn viên resort và view biển, nói chung rất đáng tiền.

Nhà mình chơi công viên nước đến tối thì đi ăn cơm gà trong thành phố và xem Rồng phun lửa.

Ngày 4: Di chuyển từ Mikazuki resort về Bãi biển Mỹ Khê

- Ở Mikazuki, mọi người nhớ ra lấy vé Công viên nước rồi mới check out nha. Check out xong nhà mình cho bé vào chơi đến chiều rồi mới chuyển khách sạn.

- Ở bãi Mỹ Khê mình ở Hotel del Luna khá xinh xắn, có bồn tắm trong phòng. Từ khách sạn đi bộ 10 phút là ra bãi biển. Bao năm mà vẫn ấn tượng bãi Mỹ Khê - bãi cát trắng không 1 cọng rác, thoai thoải về biển, biển sóng cũng không to, tắm rất thích.

Tắm biển xong lại hành trình vào thành phố ăn cơm gà, ăn chè sầu Liên và lượn phố.

Ngày 5: Sáng đi đèo Hải Vân, chiều về nghỉ ngơi + tắm biển tiếp

Đèo Hải Vân là điểm đến ưng ý nhất của mình trong hành trình này. Đường lên đèo nhìn xuống biển đẹp lắm, nhà mình dừng 1 lần trên đường và dừng 2 lần nữa tại 2 quán cafe Hòn cụ rùa và Hòn đá thuyền, nói chung là giơ máy lên là có ảnh đẹp.

Về khách sạn ngủ trưa dậy đưa con ra tắm biển rồi tối vào thành phố ăn bánh tráng cuốn thịt heo, mỳ Quảng, bún mắm rất ngon.

Ngày 6: Đà Nẵng - Quảng Bình (đồi cát Quang Phú)

- Ăn sáng no nê ở khách sạn xong, nhà mình vẫn cho bé tắm táp bể bơi rồi mới check out đi chùa Linh Ứng - bán đảo Sơn Trà. Khu vực chùa Linh Ứng hay xuất hiện các bạn khỉ rất thu hút các bạn nhỏ.

- Xuất phát từ chùa Linh Ứng 11h30 thì tầm 4h kém là nhà mình đến đồi cát ở Quảng Bình. Mỗi người mua vé 120 nghìn đồng là có xe địa hình chở vào trong đồi cát và thuê 2 ván trượt. Trượt xuống xong phải trèo lên khá là vất, nhà mình trèo lên 1 lần, 2 lần sau lại phải gọi xe xuống đón mỗi lượt 50 nghìn đồng.

- Chơi cát xong về check in homestay Cagina (có 480 nghìn đồng/đêm mà ở khá thích), rồi ra bãi Nhật Lệ tắm. Bãi Nhật Lệ mình đánh giá là không hợp trẻ con, bãi cát không thoải mà phải trèo hẳn xuống 1 bậc cao mới xuống đến nước biển nên không có cát ướt để xây lâu đài cát, sóng thì to. Ăn tối nhà mình ăn quán Mệ Toại cũng khá ngon và hợp lý.

Ngày 7: Quảng Bình - Mường Thanh, Diễn Lâm, Nghệ An

- Homestay không có ăn sáng nhưng ngay bên cạnh là quán cháo canh cá lóc, đặc sản Quảng Bình. Gọi là cháo nhưng lại là sợi mỳ trắng, nước rất ngọt, nhiều cá, mọi người rất nên thử nha.

- Ăn sáng xong nhà mình xuất phát về Nghệ An, tầm 14h đến nơi vừa kịp check in. Khách sạn nằm ở vị trí tựa núi tựa sông, có bể bơi trẻ em và người lớn siêu rộng siêu thích.

- Ăn tối nhà mình ra ngoài cổng resort ăn mấy quán thịt núi rừng cũng tạm được.

Ngày 8: Đi Safari (trong quần thể Mường Thanh, Diễn Lâm, Nghệ An) - lên xe về Hà Nội

Ăn sáng xong nhà mình check out để đi Safari luôn. Cực kỳ bất ngờ vì độ sạch sẽ, rộng rãi không khác gì Vinpearl, có cả công viên nước và khu trò chơi cảm giác mạnh rất đầy đủ. Nhà mình đi mỗi Safari cũng đã hết gần 2 tiếng rồi (vé 150 nghìn đồng/người, trẻ em chiều cao dưới 1 mét free nhé), thêm thuê xe điện 300 nghìn/xe nếu ghép được với nhà khác thì tốt.

Đi Safari xong lên xe xuất phát về lại Thủ đô yêu dấu, kết thúc chuyến đi thành công nhất từ trước tới giờ.

Hy vọng những trải nghiệm của chị Linh sẽ đem lại nhiều kinh nghiệm bỏ túi cho các gia đình muốn đi du lịch bằng ô tô tự lái nhé.

Song song với những cơ hội đầy tiềm năng của lĩnh vực ngôn ngữ học tính toán trong kỷ nguyên lên ngôi của AI chắc chắn sẽ là những thách thức không thể tránh khỏi. Và đó chính là bài toán cần được giải tại Hội thảo Quốc gia lần thứ 2 về ngôn ngữ học tính toán VCL 2024.

Ngôn ngữ học tính toán là lĩnh vực kết hợp giữa nghiên cứu ngôn ngữ với các thành tựu công nghệ thông tin. Bằng cách tận dụng các kỹ thuật tiên tiến như thống kê, xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP), và xử lý dữ liệu lớn, lĩnh vực này đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc phát triển các hệ thống trí tuệ nhân tạo.

Trong những năm gần đây, các mô hình AI như GPT và các công nghệ chatbot đã đạt đến mức tiệm cận với khả năng tương tác, giao tiếp giống như con người. Đây là những thành tựu của ngôn ngữ học tính toán. Điều này cũng minh chứng cho tiềm năng to lớn của ngôn ngữ học tính toán không chỉ trong nghiên cứu mà còn trong các ứng dụng thực tế như dịch thuật tự động, phân tích văn bản, hỗ trợ giọng nói, và thậm chí cải thiện giao tiếp giữa các nền văn hóa.

Cầu nối gắn kết cộng đồng nghiên cứu ngôn ngữ học tính toán

Hội thảo ngôn ngữ học tính toán VCL 2024 do Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh (HUFLIT) tổ chức không chỉ là một sự kiện học thuật, mà còn là cầu nối quan trọng đưa gần 200 nhà nghiên cứu, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực ngôn ngữ học tính toán tại Việt Nam và quốc tế.

Đây là cơ hội hiếm có để các nhà khoa học, giảng viên, và chuyên gia cùng trao đổi tri thức, chia sẻ những công trình nghiên cứu mới, và thảo luận về các xu hướng phát triển của ngành.

Trong bối cảnh ngôn ngữ học tính toán đang phát triển mạnh mẽ, hội thảo đóng vai trò như một diễn đàn để thúc đẩy hợp tác liên ngành, từ nghiên cứu cơ bản đến ứng dụng thực tiễn.

Chương trình VCL 2024 xoay quanh các nội dung chính gồm: Dịch máy đa ngôn ngữ và chất lượng dịch; Sử dụng trí tuệ nhân tạo trong phát triển tài liệu giảng dạy đa ngôn ngữ; Phát triển hệ thống đánh giá tự động cho việc học tập và giảng dạy ngôn ngữ; Sử dụng trí tuệ nhân tạo và học máy để tùy chỉnh chương trình học ngôn ngữ; Xu hướng mới trong ngôn ngữ học khối liệu; Phương pháp tiếp cận ngôn ngữ học dựa trên dữ liệu lớn; Tích hợp công nghệ nhận dạng giọng nói vào phương pháp giảng dạy ngôn ngữ; Ngôn ngữ học tính toán trong phát hiện gian lận và bảo mật thông tin; Cơ hội và thách thức trong việc áp dụng ngôn ngữ học tính toán để hỗ trợ người học đa ngôn ngữ.

Hội thảo không chỉ giúp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của lĩnh vực này mà còn mở ra nhiều cơ hội để ứng dụng vào các lĩnh vực khác như giáo dục, y tế, kinh doanh, và giao tiếp xã hội.

Đặc biệt, với sự tham gia của đông đảo các chuyên gia, hội thảo còn là nơi để các ý tưởng đột phá được nhen nhóm và phát triển. Sự giao thoa giữa các thế hệ nhà nghiên cứu, từ những chuyên gia kỳ cựu đến những tài năng trẻ, giúp định hình hướng đi mới cho ngôn ngữ học tính toán tại Việt Nam, góp phần thu hẹp khoảng cách với cộng đồng quốc tế.

Không chỉ dừng lại ở việc chia sẻ tri thức, hội thảo còn là dịp để xây dựng và củng cố các mối quan hệ hợp tác lâu dài, thúc đẩy sự gắn kết giữa các trường đại học, viện nghiên cứu, và doanh nghiệp công nghệ. Nhờ đó, hội thảo VCL 2024 không chỉ mang lại giá trị khoa học mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của ngành ngôn ngữ học tính toán trong tương lai.

“Chúng tôi tin tưởng rằng các ý kiến và thảo luận tại hội thảo hôm nay sẽ mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới, thúc đẩy sự phát triển của ngôn ngữ học tính toán và các ứng dụng thực tiễn. Đây không chỉ là động lực để tiến xa hơn trong lĩnh vực nghiên cứu mà còn là nền tảng để góp phần xây dựng một xã hội hạnh phúc, tự do và phát triển bền vững”, Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn - Hiệu trưởng HUFLIT chia sẻ tại hội thảo.

Thách thức luôn song hành cùng cơ hội

“Hiện nay ở Việt Nam, nhu cầu nguồn nhân thực có chuyên môn, kiến thức về trí tuệ nhân tạo và ngôn ngữ học tính toán đang tăng lên rất cao. Điều này đòi hỏi các cơ sở đào tạo cần phải nhanh chóng có những chương trình tương ứng để đáp ứng những yêu cầu này. Ngoài ra tại các trường đào tạo ngôn ngữ ở trên thế giới, đặc biệt các nước đang đi đầu về lĩnh vực trí tuệ nhân tạo như Mỹ, Úc, Anh..., các khoa Ngôn ngữ học phần lớn cũng đã thành lập các bộ môn, thậm chí chương trình đào tạo cử nhân, thạc sĩ ngành Ngôn ngữ học tính toán. Trong khi đó, ngày trước chúng ta sẽ chỉ có thể bắt gặp ngôn ngữ học tính toán thì hiện nay, rất nhiều trường, khoa đào tạo ngôn ngữ đã bắt đầu đưa ngôn ngữ học tính toán vào chương trình đào tạo chính quy” - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Vũ - Phó hiệu trưởng HUFLIT chia sẻ tại hội thảo khi chia sẻ tình hình thực tế của ngành giáo dục khi đứng trước những cơ hội và thách thức của lĩnh vực ngôn ngữ học tính toán.

Thực tế, cơ hội đối với lĩnh vực ngôn ngữ học tính toán là rất lớn khi có thể ứng dụng đối với hầu hết mọi lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực giáo dục. Tuy nhiên, để có thể nắm bắt những cơ hội và biến nó thành công cụ chiến lược để phát triển là điều dễ.

“Khó khăn lớn nhất của chúng ta hiện nay ở riêng trong lĩnh vực ngôn ngữ học, khi tiếp cận ngôn ngữ học tính toán đó là tình trạng thiếu đội ngũ chuyên gia, thiếu nguồn nhân lực để có thể tổ chức giảng dạy, triển khai các chương trình đào tạo về ngôn ngữ học tính toán. Nhu cầu dạy môn học này ở cả bậc đại học, thạc sĩ trên cả nước đang rất nhiều nhưng đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực ngôn ngữ học thì còn khá mỏng”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Vũ - Phó hiệu trưởng HUFLIT nhận định.

Ở Hội thảo Ngôn ngữ học tính toán VCL 2024, ngoài vai trò là đơn vị đồng tổ chức với Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh cũng mong muốn chia sẻ những thông tin về sự phát triển của lĩnh vực này, thông qua đó xây dựng đội ngũ chuyên gia, giảng viên để đào tạo cho chương trình Ngôn ngữ học tính toán trong trường.

Hiện nay tại HUFLIT, ở cả chương trình đào tạo thạc sĩ và cử nhân ngành Ngôn ngữ Anh đều đã có môn Ngôn ngữ học tính toán. Qua vài năm triển khai, môn học này đã được các học viên, sinh viên đánh giá rất cao về độ hứng thú. Ngoài ra HUFLIT cũng đang xây dựng nền tảng để trở thành một trung tâm nghiên cứu có chất lượng về ngôn ngữ học tính toán. Ngoài ra, viện Đào tạo và nghiên cứu ứng dụng của HUFLIT cũng đã xây dựng thành công và đưa vào ứng dụng máy chủ AI riêng cũng như có những sản phẩm ban đầu. Cụ thể là 16 ứng dụng AI, chủ yếu để phục vụ cho việc đào tạo và nghiên cứu ngôn ngữ học. Người học có thể có thể truy cập miễn phí 16 công cụ này trên trang web của viện Đào tạo và nghiên cứu ứng dụng HUFLIT.

Tin rằng với những chia sẻ, thảo luận đến từ các nhà nghiên cứu, chuyên gia hàng đầu tại hội thảo VCL 2024 sẽ là đòn bẩy để cộng đồng ngôn ngữ học tính toán có những bước tiến vượt bậc, đồng thời tiếp tục mở ra nhiều cơ hội học thuật và hợp tác thực tiễn trong tương lai.