“Thi công cải tạo hàng rào Trung tâm thương mại – Cao ốc văn phòng, số 12 Hoàng Minh Giám, phường 9, quận Phú Nhuận, TP.HCM”
“Thi công cải tạo hàng rào Trung tâm thương mại – Cao ốc văn phòng, số 12 Hoàng Minh Giám, phường 9, quận Phú Nhuận, TP.HCM”
- Đổng lý văn phòng Bộ Nội vụ (8/1945 - 3/1946)
- Thứ trưởng Bộ Nội vụ (3/1946 - 11/1946)
- Thứ trưởng Bộ Ngoại giao (11/1946 - 2/1947), (Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (1947-1954)
- Bộ trưởng Văn hóa (1954-1976)
- Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1955-1994)
- Phó Tổng thư ký Trung ương Đảng Xã hội Việt Nam (1956-1988)
- Chủ tịch Đoàn Chủ tịch của Ủy ban Việt Nam đoàn kết hữu nghị với nhân dân các nước trong thời kỳ chống Mỹ, cứu nước
- Đại biểu Quốc hội: Khóa I, II, III, IV, V, VI, VII
- Huân chương Kháng chiến hạng Nhất
- Huân chương Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước hạng Nhất
- Huy chương Vì sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân
- Huy chương Vì sự nghiệp văn hóa quần chúng
- 1926: Dạy học tại Trường Trung học Sisowath (Phnom Penh, Campuchia)
- 1928: Trở về Sài Gòn, dạy học tại Trường tư thục Huỳnh Khương Ninh, Huỳnh Công Phát
- 1931: Ra Hà Nội, cùng một số trí thức yêu nước tiến bộ Phan Thanh, Đặng Thai Mai, Nguyễn Dương, Nguyễn Cao Luyện… sáng lập Trường tư thục Thăng Long, vừa là giáo sư vừa là Hiệu trưởng của trường
- 1935: Hiệu trưởng tư thục Thăng Long, Hà Nội
- 8/1945: Sau Cách mạng tháng Tám thành công, giữ chức Đổng lý Văn phòng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) của Chính phủ lâm thời
- 1/1946 - 1987: Đại biểu Quốc hội khóa I, II, III, IV, V, VI, VII
- 7 – 8/1946: Tham gia Đoàn đại biểu Chính phủ ta tại Hội nghị Fontainebleau, tại Pháp
- 14/9/1946: Trưởng đoàn và là người trực tiếp giúp việc Chủ tịch Hồ Chí Minh ký kết Tạm ước Việt - Pháp
- 11/1946 - 7/1947: Thứ trưởng Bộ Ngoại giao
- 3/1947 - 5/1954: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
- 7/1947 - 7/1988: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, rồi Phó Tổng thư ký Trung ương Đảng Xã hội Việt Nam
- 3/1951- 9/1955: Ủy viên Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Liên-Việt
- 8/1954 - 6/1976: Bộ Trưởng Bộ Tuyên truyền, sau đó đổi thành Bộ Văn hóa (1975) và kiêm Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Đại học Nhân dân khóa I
- 1955-1994: Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
- 6/1976 - 6/1981: Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội khóa VI
Giáo sư Hoàng Minh Giám sinh ngày 4 tháng 11 năm 1904 tại xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm ngoại thành Hà Nội, trong một gia đình mà nhiều đời có người đỗ khoa bảng, gốc ở xứ Đông Bình, Gia Bình, Bắc Ninh. Dòng tộc giáo sư Hoàng Minh Giám có rất nhiều người giữ các chức vụ cao trong các triều đại phong kiến Việt Nam như: Quan Thượng thư Bộ lễ Hoàng Phạm Thạch (1795 - 1849) và Quan Thượng thư Bộ lễ Hoàng Tướng Hiệp (1835 - 1885)... Ông ngoại ông là Quan Thượng thư Bộ học Cao Xuân Dục, cha ông là cụ Phó bảng Hoàng Tăng Bí, một trong số những người sáng lập phong trào Đông Kinh nghĩa thục. Giáo sư Hoàng Minh Giám là nhà hoạt động chính trị, nhà ngoại giao, nhà giáo ưu tú và yêu nước của Việt Nam.
Năm 1926: Ông tốt nghiệp Trường Cao đẳng Đông Dương khoá III. Sau đó đi dạy học ở Phnôm Pênh, Sài Gòn, rồi viết báo chống chế độ thực dân Pháp.
Ngày 30 tháng 8 năm 1945: Ông được Hồ Chí Minh được cử làm Đổng lý Văn phòng Bộ Nội vụ của Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Tháng 3 năm 1946: Ông giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến. Ông là người giúp cuộc đàm phán giữa Hồ Chí Minh và J. Sainteny đại diện Chính phủ Pháp, dẫn đến Hiệp định sơ bộ ngày 06 tháng 03 năm 1946.
Từ tháng 6 đến tháng 8 năn 1946: Ông tham gia phái đoàn của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Hội nghị Fontainebleau.
Từ tháng 11 năm 1946: Ông giữ chức Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Từ tháng 3 năm 1947: Ông giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Từ tháng 7 năm 1954 đến năm 1976: Bộ trưởng Bộ Văn hóa.
Từ năm 1976 đến năm 1981: Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội Việt Nam khóa VI.